Mở rộng đưa thực tập sinh Việt Nam làm việc tại tỉnh Aichi, Nhật Bản
- Tây Y
- 01:50 - 31/12/2019
- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Hợp tác lao động giữa Việt Nam-Nhật Bản đạt được nhiều kết quả ghi nhận
- Việt Nam - Nhật Bản: Thiết lập khung thúc đẩy các hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển nguồn nhân lực
- Việt Nam - Nhật Bản: Ký kết Biên bản hợp tác về Chương trình lao động kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng
Tại buổi tiếp, ông Nagato Natsume cho biết, tỉnh Aichi có nền kinh tế phát triển hàng đầu Nhật Bản, tập trung nhiều ngành nghề điện tử, cơ khí. xây dựng, chế biến thủy sản thu hút khá đông thực tập sinh nhiều quốc gia sang học tập, làm việc, trong đó có Việt Nam.
Theo ông Nagato Natsume, quá trình hợp tác, hai tỉnh Trà Vinh và Bến Tre mong muốn phía tỉnh Aichi tiếp nhận thêm nhiều thực tập sinh kỹ năng sang làm việc. Nhằmgiảm áp lực về kinh tế để các em không phải mất nhiều chi phí ra Hà Nội hoặc TP. Hồ Chí Minh, tránh tình trạng tăng chi phí đi làm việc ở Nhật Bản, tỉnh Aichi đề xuất xây dựng mô hình hợp tác đào tạo với các trường đại học, trung học ở Trà Vinh và Bến Tre, nhằm tăng cườnggiáo dục pháp luật, văn hóa tập quán Nhật Bản trước khi các em sang Nhật Bản làm việc.
"Hiện nay ở địa bàn TP. Hồ Chí Minh một số công ty được phép phái cử lao động sang Nhật Bản, chưa quan tâm nhiều đến đào tạo kỹ năng, luật pháp của Nhật Bản. Do đó, chính quyền tỉnh Aichi muốn xây dựng cơ chế tổ chức quản lý, để lao động Việt Nam sang làm việc tốt hơn", ông Nagato Natsume nói.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng hàng đầu về kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam "Tháng 7/2019 tại Tokyo, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Tư pháp Nhật Bản đã trao nhau Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện Chương trình lao động kỹ năng đặc định với mục đích tăng cường bảo hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phái cử, tiếp nhận lao động đặc định trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của hai nước.
Đây cũng là vấn đề được hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản trao đổi tạiHội nghị ASEAN và Nhật Bản tại Thái Lan tháng 11/2019.Năm 2019, Việt Nam đã phái cử trên 80 nghìn người sang lao động tại Nhật Bản", Bộ trưởng cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, mới đây ông đã gặp Đại sứ Nhật Bản tại Việt NamUmeda Kunio, trao đổi một số vấn đề xung quanh việc hợp tác triển khai lao động kỹ năng đặc định giữa Việt Nam và Nhật Bản.Với 3 loại hình thực tập sinh, điều dưỡng viên, lao động đặc định việc thu phí của người lao động sang làm việc, học tập tại Nhật Bản đều được Chính phủ quy định rõ ràng và được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo hướng tạo thuận lợi nhất cho lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc.
"Chúng tôi có chủ trương, thời gian tới sẽ tập trung đưa thêm nhiều lao động khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sang làm việc tại Nhật Bản. Đồng thời sẽ mở một số thị trường mới nhưCHLB Đức, Rumani, tiếp nhận lao động Việt Nam…", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.
Bộ trưởng đồng ý về chủ trương để hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh hợp tác chặt chẽ với tỉnh Aichi đưa lao động của hai địa phương này sang làm việc tại Nhật Bản và đề nghị hai bên cùngthực hiện đúng theo pháp luật của Việt Nam về đưa Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.