THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 08:01

Mở rộng cơ hội cho trẻ em khuyết tật

 

Theo đó, VNAH đã mời chuyên gia triển khai hoạt động khám, đánh giá và can thiệp trị liệu và âm ngữ trị liệu; tập huấn cho giáo viên cách đánh giá trẻ chậm phát triển, trẻ tự kỷ trên cơ sở điều chỉnh bảng đánh giá trẻ đầu vào; trang bị mua sắm học cụ trực quan, sinh động và phù hợp cho các cháu; hỗ trợ tiền ăn...

Một em nhỏ đang được theo học tại Trung tâm.

 

Là giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy và làm công tác chuyên môn, chuyên gia Nguyễn Thị Thanh đã có thời gian gắn bó với trung tâm từ năm 2003. Cô Thanh cho biết, tình trạng trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng nhiều nhưng nhiều bậc phụ huynh lại né tránh, không nhìn nhận. Cũng chính từ việc không hiểu rõ về tự kỷ nên việc điều trị cũng gặp bất đồng, không tìm được tiếng nói chung giữa gia đình với các bác sĩ, các chuyên gia. Lộ trình điều trị theo phương pháp âm ngữ trị liệu khá phức tạp, mỗi trẻ sẽ phải trải qua một lộ trình khác nhau bởi với mỗi trẻ tự kỷ thì biểu hiện và mức độ bệnh hoàn toàn khác nhau. Giáo viên có thể lựa chọn phác đồ bằng hình ảnh dựa trên sở thích của các cháu để thu hút sự tập trung chú ý. Đối với 22 trường hợp trẻ nhận được sự hỗ trợ của VNAH đa số đã tham gia học tập đợt 1 (năm 2014), nên dù có rất nhiều khó khăn, nhất là đội ngũ giáo viên còn mỏng, chủ yếu kiêm nhiệm nhưng đến nay, các cháu có nhiều tiến bộ vượt bậc, kết quả này cũng được chính phụ huynh ghi nhận.

Ông Bùi Văn Toàn, giám đốc đại diện VNAH tại Việt Nam cho biết, VNAH cam kết sẽ theo sát các hoạt động của Trung tâm trong thời gian thỏa thuận 6 tháng bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn chuyên môn, đảm bảo tài chính. Nếu đơn vị chủ động bố trí đủ nhân sự, VNAH sẽ mở rộng hỗ trợ như trang bị phòng tập, dụng cụ hỗ trợ. VNAH nỗ lực tăng cường các nguồn lực và dịch vụ cho người khuyết tật thông qua việc thực thi và phối hợp các chính sách khuyết tật, các kế hoạch trợ giúp người khuyết tật, và hệ thống quản lý thông tin khuyết tật. Đây là một trong các mục tiêu chính VNAH hướng tới khi triển khai Dự án Hỗ trợ thực thi chính sách và trị liệu cho người khuyết tật (Dự án Direct) tại Tây Ninh. Tuy nhiên, về lâu dài, việc duy trì mô hình đang thực hiện phải có sự ủng hộ về chủ trương của địa phương, nhận thức của phụ huynh, tiến tới xã hội hóa nguồn lực thực hiện.

ĐĂNG DOANH - VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh