THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:28

Mô hình canh tác lúa thông minh - giải pháp cho vùng ĐBSCL

 

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang gây ra rất nhiều thiệt hại đến đời sống và sản xuất nông nghiệp trên toàn thế giới. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt, khô hạn…xảy ra ngày càng nhiều và khó dự báo hơn trước. Việt Nam nằm trong số các quốc gia sẽ chịu tác động nặng nề nhất do tình trạng biến đổi khí hậu. Diễn biến thời tiết trong thời gian qua đã minh chứng rất rõ những tác động của biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng cao và khô hạn gây thiệt hại rất nhiều diện tích cây trồng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Tại ĐBSCL, nơi được biết đến là có nguồn nước dồi dào, thiên nhiên ưu đãi thì cũng đang phải chống chọi rất khó khăn với thời tiết. Đã có 10/13 tỉnh công bố thiên tai do hạn, mặn trong đợt thiên tại lịch sử vừa qua.

Toàn cảnh hội thảo tại Cần Thơ

 

 Trước tình hình đó, chúng ta đã có nhiều biện pháp để ứng phó bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình. Trong đó, một trong những giải pháp đối với sản xuất lúa là canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu theo chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông quốc gia. Với mục tiêu giúp nhà nông yên tâm sản xuất, cải thiện thu nhập, cũng tiếp thu các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, hiệu quả để có thể tự ứng phó với các điều kiện bất lợi do biến đổi khí hậu cũng như trong thực tế sản xuất. Trong vụ lúa Hè Thu 2016, công ty Cổ phần phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cục trồng trọt, trung tâm BVTV phía Nam và Trung tâm khuyến nông 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện chương trình “Canh tác lúa thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Tham dự chương trình có sự góp mặt của đại diện hộ nông dân 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL và các nhà khoa học đầu ngành về nông nghiệp để tham gia ban cố vấn về mặt mặt chuyên môn, kỹ thuật. Ngoài tập huấn nông dân trên giảng đường, các nhà khoa học sẽ ra tận ruộng để hướng dẫn thực tế cho nông dân dễ nắm bắt.

Mô hình canh tác lúa thông minh đem lại hiệu quả cao vùng ĐBSCL

 

 Đại diện hộ nông dân tỉnh Tiền Giang chia sẻ một vài kinh nghiệm từ việc thực hiện  mô hình Canh tác lúa thông minh: Việc áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh đem lại hiệu quả cao cho bà con nông dân tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua. Để năng suất lúa đạt hiệu quả cao trước khi giao xạ người dân cần bơm nước vào ruộng nhằm diệt mầm móng sâu bệnh và đánh rảnh làm đường thoát nước để khi rải giống không bị lún xuống bùn. Tiếp tới là bón lót đúng định kỳ giúp cây lúa phát triển tốt. Và đại diện các hộ nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL đánh giá cao về mô hình canh tác lúa thông minh trước tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.

Theo đánh giá từ trung tâm khuyến nông các tỉnh thành vùng ĐBSCL cho thấy tất cả các mô hình đều đạt được kết quả tốt. Các kết quả này đã được báo cáo trong các buổi hội thảo tổng kết mô hình theo từng địa phương và được đông đảo bà con nông dân đồng tình. Từ đó, những phương thức sản xuất mới đã được nông dân tiếp thu và sẽ áp dụng vào sản xuất cho cá nhân mình trong các vụ lúa sắp tới.

Các hộ nông dân thực tế mô hình canh tác lúa thông minh

 

Hiệu quả từ các mô hình canh tác lúa thông minh vụ Hè Thu 2016 ở 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL được đánh giá là cao hơn so với đối chứng theo tạp quán của nông dân. Lợi nhuận được gia tăng do nông dân đã giảm được nhiều chi phí đầu tư không hợp lý và năng suất lúa cao hơn so với ruộng đối chứng khá nhiều.

Lượng giống gieo sạ 80 kg/ha trong vụ Hè Thu ở các mô hình cho hiệu quả tốt hơn so với đối chứng gieo sạ dầy của nông dân. Lượng gieo sạ thấp đã giúp nông dân giảm được phân bón, chi phí quản lý dịch hại do số lần phun xịt thuốc giảm, góp phần giúp giảm công lao động, giảm tác động xấu đến môi trường. Bón lót ĐT mặn phèn để cải tạo đất và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn mạ tỏ ra rất phù hợp với điều kiện đất đai không tốt như nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhất là tại các mô hình Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Trà Vinh.

Sau thời gian thực hiện mô hình, 65 nông dân đã học được rất nhiều kiến thức về sản xuất nông nghiệp từ các nhà khoa học cũng như tự trải nghiệm trong thực tế sản xuất. Với các kiến thức đã học được, nông dân có khả năng tự chủ động trong sản xuất và ứng phó với các điều kiện sản xuất bất lợi.  Ngoài ra, rất nhiều nông dân còn xây dựng được kỹ năng thuyết trình, có khả năng truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho cộng đồng.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh