CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:07

Phụ huynh méo mặt lo con mất suất trường công

.

Cô N, ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) là người cùng cơ quan với tôi, có con năm nay vào mẫu giáo 4 tuổi tâm sự: Con cô học nhóm trẻ gia đình từ năm 1 tuổi, nhóm trẻ này cách nhà 3 km rất bất tiện cho việc đưa đón, chưa kể cháu đau ốm thường xuyên do cứ phải đội mưa cả tháng (nơi chúng tôi sinh sống khí hậu hai mùa nắng mưa rõ rệt ). Nay cô muốn xin cho con vào học trường mẫu giáo công lập gần nhà nhưng lo lắng không biết liệu có xin được hay không. Tôi nói: “Con em là đối tượng tuyển sinh đúng địa bàn sao còn phải lo lắng thế !”. Cô ấy trả lời: “Đúng địa bàn chưa đủ, còn phải đúng độ tuổi nữa chị ạ!”. “Thế em liên hệ nộp hồ sơ nhà trường trả lời ra sao?”. Cô N đáp: “Ban giám hiệu trả lời đến thời điểm này nhà trường chưa nhận hồ sơ trẻ 4 tuổi của bất kỳ phụ huynh nào. Hẹn đến sáng ngày 30/7 đem hồ sơ đến sớm, nhà trường chỉ thu đủ 60 bộ hồ sơ có đủ điều kiện rồi chốt. Số trẻ còn lại phụ huynh cho các cháu về học nhóm trẻ gia đình!”. Tôi động viên: “ Thôi yên tâm đi, sáng đó chịu khó dậy sớm mà đi xếp hàng, đến sớm là được chứ gì”. Cô ấy cười mà khuôn mặt méo sẹo: “ Không yên tâm được đâu chị ơi, họ nói thế cho khách quan chứ theo em biết thì họ nhận gửi gắm gần một nửa rồi ấy chứ.”

  chọn trường

Cảnh trắng đêm xếp hàng mua hồ sơ đã diễn ra ở một vài trường mầm non ở Hà Nội những năm gần đây (Ảnh minh họa)

Cô H (giáo viên mầm non) cho tôi biết, nguyên nhân là do các trường mầm non quốc lập trên địa bàn xã không đáp ứng đủ cơ sở vật chất để mở lớp bán trú. Toàn xã có 2 trường mầm non. Mỗi trường chịu trách nhiệm chiêu sinh 3 thôn, trong khi trường mầm non nơi cô N xin cho con học chỉ có 6 lớp học bán trú, mà quy định của ngành giáo dục thì chỉ ưu tiên tuyển sinh trẻ 5 tuổi đúng địa bàn (bắt buộc trẻ 5 tuổi phải có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình mầm non trước khi vào lớp1). Sau khi biên chế đủ 4 lớp dành cho học sinh 5 tuổi còn dư 2 phòng học nên nhà trường chỉ có thể mở thêm được 2 lớp 4 tuổi với biên chế tối đa : 30 học sinh / lớp.

60 học sinh, một con số quá ít so với nhu cầu của phụ huynh trên địa bàn tuyển sinh. Chưa kể một số phụ huynh thuộc các xã khác nhưng do làm việc tại địa phương cũng muốn xin cho con học gần nơi làm việc của cha mẹ để tiện đưa đón. Phụ huynh nào cũng muốn con được học trường công vì trường công học phí rẻ lại thường  xuyên có sự kiểm tra của ngành nên yên tâm hơn về chất lượng dạy học cũng như chế độ dinh dưỡng của trẻ, chính vì vậy đã sinh ra chuyện chạy hộ khẩu, chạy trường.

Vô tình tất cả phụ huynh có cùng mục đích đi xin học cho con đều cùng trên một đường đua, người có quan hệ thì tận dụng các mối quan hệ để nhờ cậy, người không có quan hệ thì thể hiện khả năng tài chính của gia đình…Chỉ khổ cho những người dân nghèo quanh năm đầu tắt mặt tối, chẳng có mối quan hệ cũng chẳng có tiền và đã nghèo lại nghèo hơn vì con sẽ lại vào học nhóm trẻ gia đình, chi phí cho trẻ cao gấp rưỡi so với học trường công.

Nếu ngành giáo dục không đáp ứng được trường lớp theo nhu cầu của phụ huynh thì chuyện chọn trường cho con còn dài dài và nói mãi cũng không hết.

Theo VNN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh