THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 10:01

Khoảng 3 triệu trẻ em Việt Nam mắc tật khúc xạ

Tật khúc xạ cần được phát hiện sớm và điều trị nếu không sẽ gây ra những biến chứng như nhược thị, lác, bong võng mạc, đục thủy tinh thể….dẫn tới mù lòa.

Đối với trẻ em, tật khúc xạ không được điều trị sớm dễ gây ra nhược thị, lác…dãn tới mù lòa, và việc điều trị kéo dài vô cùng khó khăn, tốn kém…. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3 triệu trẻ em 0-16 tuổi mắc các tật khúc xạ cần được chỉnh kính.

Tặng kính cho  học sinh mắc tật khúc xạ ở Sơn La 

Chúng tôi có mặt tại trường THCS Chu Văn An, huyện Thuận Châu, Sơn La trong dịp cấp phát kính cho các em học sinh bị mắc các tật khúc xạ. Nhận cặp kính, không chỉ là niềm vui đối với các em mà còn là niềm vui đối  các thầy cô nơi đây.

Em Trần Lê Khanh, học sinh lớp 8A1 kể, em được gia đình phát hiện bị cận thị từ hồi còn học tiểu học, khi đó mới chỉ 0,5 đi ốp nhưng em không đeo kính vì nghĩ rằng đeo kính sẽ làm mắt ngày càng tăng nặng hơn, thông tin này cũng được bố mẹ em chia sẻ và cho rằng đeo kính sẽ làm tăng độ cận thị (!?). Nhưng mắt của Khanh ngày càng mờ hơn, dù ngồi bàn thứ 2 mà em vẫn không nhìn thấy chữ trên bảng, việc chép bài trên lớp chủ yếu là lắng nghe qua đôi tai. Vừa qua Khanh được đoàn bác sỹ đến khám mắt và xác định em bị cận 3,0 đi ốp, và được tổ chức HKI và Viện Sevier Việt Nam chỉnh kính, tặng kính trên kết luận độ cận của bác sỹ. Khanh chia sẻ: “em rất vui, giờ đây thấy rõ mọi người và chữ trên bảng, em cũng biết rằng chính việc không đeo kính là nguyên nhân dẫn tới tăng độ cận cũng như dễ gây ra biến chứng các bệnh lý khác về mắt”.

Không may mắn như Khanh, em Tòng Thị Biển học sinh lớp 9 trường THCS Phổng Lăng, huyện Thuận Châu là một gia đình nghèo, bố làm ăn xa, ở với mẹ và chưa bao giờ phải đi khám mắt. Cách đây 1 năm do mắt quá mờ, em nói với mẹ đưa em đi xuống tỉnh khám mắt, các bác sỹ kết luận em bị nhược thị do bị cận thị, đặc biệt mắt trái nhược thị nặng, cần phải điều trị lâu dài để phục hồi phần nào thị lực. Trong dịp này, em được đoàn bác sỹ khám xác định, cận thị do nhược thị, hướng dẫn cách tự tập luyện cũng như dùng kính đeo thường xuyên và theo dõi định kỳ để điều chỉnh thị lực. Với đôi kính mới đã giúp em nhìn rõ hơn.

Kiểm tra thị lực, xác định số kính cho học sinh mắc tật khúc xạ

Trường hợp như em Khanh, em Biển là một trong hàng nghìn đối tượng được khám và tiếp cận dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ thông qua chương trình thiện nguyện vì cộng đồng của tổ chức quốc tế HKI và Servier Việt Nam, mang tên “chương trình childsight”.

Theo ông Nguyễn Duy Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, chương trình là sự phối hợp giữa ngành y tế và ngành giáo dục Sơn La, với sự hỗ trợ tài trợ của Servier Việt Nam và tổ chức quốc tế HKI đã khám mắt sàng lọc hơn 10.000 học sinh THCS và giáo viên tại 22 trường tại huyện Thuận Châu và TP. Sơn La. Đặc biệt chương trình đã tập huấn cho các giáo viên kỹ năng và kiến thức giúp phát hiện sớm tật khúc xạ học đường, từ đó phối hợp với gia đình đưua cá em đến các cơ sở y tế chuyên sâu khám xác định, điều trị kịp thời. Chương trình đến Sơn La, mang lại nhiều điều hữu ích, nhất là tình hình tật khúc xạ học đường ở Sơn La hiện nay đang có sự gia tăng nhanh chóng, trong khi nhận thức và kiến thức cộng đồng còn nhiều hạn chế.

Bác sỹ CKI Nguyễn Tiến Quyền, Giám đốc Bệnh viện Mắt Sơn La cho biết, thông qua khám sàng lọc, chúng tôi đã phát hiện gần 2.000 các em mắc các tật khúc xạ và một số bệnh mắt khác. Theo chương trình Childsight, các em sẽ được tặng kính, được hướng dẫn và giáo dục các kiến thức chăm sóc và bảo vệ đôi mắt. Cũng từ chương trình này, Bệnh viện Mắt Sơn La được tặng nhiều trang thiết bị chuyên ngành khúc xạ, đào tạo một số cán bộ nhãn khoa chuyên sâu về tật khúc xạ, giúp cho việc nâng cao năng lực và dịch vụ khám khúc xạ tại Bệnh viện ngày càng hoàn hảo hơn.

Cuộc thi vẽ tranh về chủ đề mắt của học sinh tỉnh Sơn La

Ông Mathieu Phitoussi, Tổng gám đốc Servier Việt Nam, đơn vị tài trợ đồng hành chương trình Childsight cho biết, qua khảo sát, Sơn La là một tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, 82% dân số là dân tộc thiểu số. Ở đây thiếu nhân lực y tế có trình độ, thiếu trang thiết bị chuyên ngành, và chỉ có 10 bác sỹ nhãn khoa phục vụ hơn 1 triệu người dân, mà chủ yếu các bác sỹ tập trung ở khu vực đô thị trung tâm. Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc thị lực của nhiều nhà trường chưa được triển khai bao giờ, cũng như vấn để chăm sóc và bảo vệ đôi mắt ở đây đang đặt ra nhiều thách thức. “Đây là lý do để chương trình chăm sóc mắt học đường lựa chọn Sơn La để tổ chức các cuộc thi vẽ tranh với chủ đề mắt sáng tới trường dành cho các em học sinh, giáo viên…”, ông Mathieu Phitoussi, chia sẻ.

Xuân Hồng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh