THỨ SÁU, NGÀY 08 THÁNG 11 NĂM 2024 09:01

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018 - Ảnh 1.

- Quý 4/2019, Masan Consumer Holdings ("MCH") đạt tăng trưởng doanh thu lần lượt là 15,0% so với cùng kỳ năm trước và 20,0% so với Quý 3/2019 nhờ vào chiến lược cao cấp hóa sản phẩm và tăng trưởng của ngành hàng đồ uống.

- MEATDeli đánh dấu cột mốc quan trọng; doanh thu tháng 12/2019 đạt 100 tỷ đồng, xấp xỉ bằng 60% doanh thu thịt tươi của Vissan sau 1 năm kể từ khi MEATDeli ra mắt thị trường.

- Giá vonfram phục hồi sau khi chạm đáy, tăng từ 180 USD/MTU lên 235-245 USD/MTU.

- Năm 2019, lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty trong hoạt động kinh doanh chính (Core NPATMI) tăng 12,7% đạt 3.907 tỷ đồng và lợi nhuận thuần phân bổ cho Cổ đông của Công ty (NPATMI) tăng 13,0% đạt 5.558 tỷ đồng.

- Các mảnh ghép chiến lược trung hạn đã được hoàn chỉnh sau thương vụ sáp nhập VinCommerce và công bố chào mua công khai đa số cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net.

- Năm 2020 sẽ là năm tập trung cho hoạt động thực thi để:

- Hoàn thiện danh mục các sản phẩm cao cấp và sản phẩm đồ uống của MCH, tạo động lực tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức hai chữ số;

- Tăng quy mô ngành thịt, qua đó mảng thịt chiếm ít nhất từ 20-25% doanh thu thuần của Masan MEATLife ("MML");

- Hoạch định lộ trình cụ thể để đưa VinCommerce ("VCM") đạt lợi nhuận và số hóa toàn bộ nền tảng bán lẻ; và

- Phát huy sức mạnh hiệp lực của nền tảng từ sản xuất đến bán lẻ để mang đến lợi ích cho người tiêu dùng.

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018 - Ảnh 2.

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang chia sẻ: "Không phải ai cũng đồng tình với thương vụ sáp nhập VCM vừa qua, nhưng đây là bước nhảy vọt mang tính cách mạng của Masan. Hệ thống phân phối và sự phổ biến của sản phẩm luôn là điều quan trọng đối với người tiêu dùng, tuy nhiên việc tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới và khả năng phục vụ người tiêu dùng mọi lúc, mọi nơi đang trở thành những nhu cầu cơ bản. Chính vì vậy, việc kết hợp nền tảng bán lẻ hiện đại của VCM với 300.000 điểm bán lẻ truyền thống trên toàn quốc của Masan tạo ra lợi thế vượt trội để chúng tôi xây dựng một hệ thống bán lẻ hiện đại, xuyên suốt phục vụ người tiêu dùng. Ngày hôm nay, chúng tôi chỉ tập trung vào các nhu cầu cơ bản hàng ngày, nhưng trong tương lai, đó sẽ là một hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp để phục vụ người tiêu dùng tốt nhất. Nhưng trên hết, chúng tôi sẽ xây dựng một thương hiệu mạnh, thể hiện được giá trị xuyên suốt từ sản xuất đến tiêu dùng để khách hàng thêm tin tưởng và yêu mến. Nhiều người nói "ngành bán lẻ là một sân chơi hoàn toàn khác", nhưng đối với chúng tôi, tất cả đều bắt đầu bằng việc đặt người tiêu dùng làm trọng tâm và cung cấp các giải pháp vượt trội cho người tiêu dùng, và đây cũng chính là thế mạnh của chúng tôi. 2020 là năm chúng tôi sẽ hiện thực hóa tầm nhìn này, không chỉ tập trung vào các kế hoạch dài hạn, mà còn nỗ lực mang đến giá trị vượt trội cho người Việt Nam và các cán bộ công nhân viên Masan."

Kết quả kinh doanh năm 2019

◊ Thiết lập nền tảng hệ sinh thái tiêu dùng tích hợp: Hoàn tất sáp nhập MCH và VCM để thành lập tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. MSN là cổ đông sở hữu đa số cổ phần (nắm 70% cổ phần) của công ty mới. Công ty mới sẽ nắm giữ 85,7% cổ phần MCH and 83,7% cổ phần VCM. VCM hiện đang vận hành 134 siêu thị Vinmart, 2.888 cửa hàng Vinmart+ và 14 nông trại công nghệ cao VinEco cung cấp rau củ quả tươi.

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018 - Ảnh 3.

◊ Lý do chọn VCM:

◊ Nền tảng bán lẻ lớn nhất về số lượng điểm bán và chiếm 25% thị phần kênh bán lẻ hiện đại.

◊ Thị phần vượt trội và đang trên đà đạt lợi nhuận tại Hà Nội, khu vực hiện đang đóng góp 45% doanh thu của VCM trong năm 2019.

◊ Sự vượt trội ở danh mục sản phẩm tươi sống là động lực thu hút khách hàng và gia tăng sự hiện diện của kênh bán lẻ hiện đại trong tương lai.

◊ MEATDeli tạo giá trị cộng hưởng cho định vị giá trị các mặt hàng tươi sống của VCM: MEATDeli hiện chiếm 60% thị phần tại Vinmart và hiện đã thử nghiệm thành công tại Vinmart+.

◊ Tiên phong trong chiến lược đa kênh, tiếp cận 8,7 triệu khách hàng thông qua siêu ứng dụng VinID.

◊ Các ưu tiên của VCM trong năm 2020:

◊ Tiếp tục tăng sự hiện diện tại Hà Nội để củng cố thị phần, mở cửa hàng một cách có chọn lọc ở các tỉnh thành ngoài Hà Nội để thúc đẩy lợi nhuận.

◊ Phát triển mô hình thành công cho các tỉnh thành ngoài Hà Nội bằng việc địa phương hóa danh mục sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng và xây dựng định vị thương hiệu.

◊ Đóng cửa từ 150 – 300 cửa hàng không có khả năng hòa vốn hay không đạt chỉ tiêu lưu lượng khách hàng.

◊ Gia tăng mức đóng góp sản phẩm tươi sống từ 30% lên 35% thông qua VinEco và MEATDeli, qua đó sở hữu định vị giá trị "tươi ngon và chất lượng".

◊ Ứng dụng nền tảng công nghệ: quản lý hàng tồn kho theo thời gian thực và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng.

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018 - Ảnh 4.

◊ Vạch lộ trình cụ thể hướng đến mục tiêu hòa vốn ở mức độ EBITDA: tăng tỷ suất lợi nhuận gộp ngang bằng với thị trường, tăng lưu lượng hàng hóa qua trung tâm phân phối trung tâm nhằm giảm chi phí logistics và tối ưu hóa chi phí SG&A nhưng không ảnh hưởng đến tăng trưởng trung hạn.

◊ Gia nhập ngành hàng Chăm sóc cá nhân và Gia đình: Công bố chào mua công khai đến 60% cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net (HOSE: NET).

◊ Số liệu tài chính ước tính năm 2019: doanh thu thuần từ 1 nghìn tỷ đồng đến 1,2 nghìn tỷ đồng, biên lợi nhuận sau thuế (NPAT) khoảng 5%.

◊ Ưu tiên trong năm 2020 sẽ là đẩy mạnh phân phối các sản phẩm NET thông qua mạng lưới phân phối toàn quốc của Masan và phát triển danh mục sản phẩm vượt trội.

Kết quả kinh doanh nổi bật 

◊ MML: mở 624 điểm bán có bảo quản lạnh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh trong năm 2019. Theo số liệu chưa kiểm toán, MEATDeli, thương hiệu thịt mát của MML, đã đạt doanh số gần 330 tỷ đồng và đạt 100 tỷ đồng doanh thu trong tháng 12, tương đương 60% doanh thu thịt tươi của Vissan chỉ sau 1 năm ra mắt thị trường. Năm 2020, MML sẽ mở rộng quy mô các sản phẩm thịt mát chế biến, đây sẽ là động lực tăng trưởng chính về doanh thu và lợi nhuận trong trung hạn.

◊ MCH: chiến lược cao cấp hóa ngành hàng thực phẩm cùng với mở rộng danh mục đồ uống và các phát kiến giá trị gia tăng đang trên đà tăng trưởng.

◊ Gia vị: danh mục sản phẩm nước mắm cao cấp đóng góp 11% trong năm 2019, so với mức 10% năm 2018. Hạt nêm tăng thị phần mạnh mẽ khi doanh thu đạt gần 400 tỷ đồng chỉ sau 1 năm ra mắt.

◊ Thực phẩm tiện lợi: danh mục sản phẩm cao cấp hiện chiếm hơn 50% doanh thu ngành hàng và mang lại mức tăng trưởng mạnh mẽ: năm 2019 tăng 25% so với năm 2018.

◊ Đồ uống: đạt mức tăng trưởng 27% trong năm 2019 so với năm 2018, được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng 32% của nước tăng lực và tăng trưởng 15% của nước uống đóng chai.

◊ MSR: công bố thỏa thuận mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck. Giao dịch này sẽ giúp MSR tạo ra dòng tiền ổn định hơn ngay cả khi giá cả hàng hóa biến động – điều đã xảy ra trong năm 2019.

Masan Group công bố lợi nhuận thuần năm 2019 tăng 13% so với năm 2018 - Ảnh 5.

Phân tích doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group

◊ Doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group năm 2019 đạt 37.354 tỷ đồng, giảm 2,2% so với mức 38.188 tỷ đồng trong năm 2018 do những yếu tố sau:

◊ MSR: doanh thu thuần giảm 31,4% từ 6.865 tỷ đồng trong năm 2018 còn 4.706 tỷ đồng trong năm 2019 do giá vonfram giảm 22% và trì hoãn việc bán đồng, tuy nhiên được bù đắp một phần nhờ doanh số bán Florit cao hơn.

◊ MML: do ảnh hưởng của dịch tả heo Châu Phi đối với hoạt động kinh doanh thức ăn gia súc, doanh thu năm 2019 đạt 13.799 tỷ đồng, giảm 1,3% so với mức doanh thu 13.977 tỷ đồng của năm 2018. Sự sụt giảm của thức ăn gia súc được bù đắp nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của thức ăn gia cầm và thức ăn thủy sản. Ngành thịt sẽ đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng năm 2020.

◊ MCH: Doanh thu năm 2019 đạt 18.845 tỷ đồng, tăng 8,6% so với năm 2018. Các phát kiến ra mắt năm 2019 đang trên đà tăng trưởng, tuy nhiên chưa đóng góp vào doanh thu năm 2019 theo kế hoạch.

Phân tích lợi nhuận thuần hợp nhất

◊ Lợi nhuận thuần hợp nhất phân bổ cho Cổ đông trong các hoạt động kinh doanh chính ("Core NPATMI") tăng 12,7% lên mức 3.907 tỷ đồng trong năm 2019, so với mức 3.477 tỷ đồng trong năm 2018.

◊ Lợi nhuận thuần hợp nhất phân bổ cho Cổ đông ("Reported NPATMI") trong năm 2019 là 5.557 tỷ đồng, tăng 13,0% so với mức 4.916 tỷ đồng trong năm 2018.

◊ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2019:

◊ MML: EBITDA mảng thức ăn chăn nuôi tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào tăng trưởng doanh thu hai chữ số ở mảng thức ăn thủy sản và thức ăn gia cầm. Chiến lược mua hàng giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 16,4% trong năm 2019 so với mức 15,0% trong năm 2018.

◊ MCH: tối ưu hóa chi phí marketing và khuyến mãi do tăng trưởng doanh thu không đạt kỳ vọng cả năm, biên EBITDA tăng 89 điểm cơ bản (bps) từ 24% vào năm 2018 lên mức 25% vào năm 2019.

◊ MSR: lợi nhuận mảng kinh doanh chính giảm, nhưng được bù đắp bởi khoản thu nhập bất thường đến từ vụ kiện Jacobs tại trọng tài quốc tế.

◊ MSN: tiết kiệm 28,8% chi phí tài chính hợp nhất.

Thông tin và số liệu các thương vụ:

◊ VCM: Ngày 31/12/2019, Hoàn tất sáp nhập MCH và VCM để thành lập tập đoàn tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. MSN là cổ đông sở hữu đa số cổ phần (nắm 70% cổ phần) của công ty mới. Công ty mới sẽ nắm giữ 85,7% cổ phần MCH and 83,7% cổ phần VCM. VCM hiện đang vận hành 134 siêu thị Vinmart, 2.888 cửa hàng Vinmart+ và 14 nông trại công nghệ cao VinEco cung cấp rau củ quả tươi. Masan sẽ nắm quyền kiểm soát hoạt động của công ty mới.

◊ NET: Tháng 12/2019, một công ty con của MCH đã đưa ra đề nghị chào mua công khai đến 60% cổ phần của công ty NET – với mức định giá 46 triệu USD, tương đương với mức 19 lần P/E (theo số liệu tài chính năm 2018).

Dự báo Kết quả tài chính 2020

Những dự báo dưới đây là kỳ vọng của Masan tính đến thời điểm hiện tại. Những dự báo này có thể thay đổi đáng kể do tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, ví dụ như thay đổi giá cả hàng hóa và tỷ giá hối đoái, biến động kinh tế trong nước và toàn cầu, các sự kiện trên thế giới và tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng.

Sau đây là dự thảo kế hoạch năm 2020, kế hoạch sẽ được hoàn thiện và công bố trước các cuộc họp cổ đông thường niên của Masan và các công ty thành viên, hiện là các công ty đại chúng theo quy định của pháp luật.

◊ MCH: Doanh thu thuần năm 2020 dự kiến tăng 10-15%. Động lực tăng trưởng chính là đẩy mạnh xu hướng cao cấp hóa danh mục sản phẩm trong ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi, tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số ở ngành hàng đồ uống, chăm sóc cá nhân và gia đình.

◊ VCM: Doanh thu năm 2020 dự kiến đạt 45-48 nghìn tỷ đồng, mục tiêu EBITDA từ mức -3% đến hòa vốn.

◊ MML: Doanh thu thuần dự kiến tăng trưởng hơn 20%. Thịt mát được kỳ vọng đóng góp từ 20-25% doanh thu thuần hợp nhất của MML. Mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trưởng từ mức cao của một chữ số đến mức thấp của hai chữ số nếu tốc độ tái đàn heo tại Việt Nam cao hơn.

◊ MSR: Dự kiến doanh thu thuần năm 2020 sẽ vào khoảng 5,5 - 6 nghìn tỷ đồng, chưa bao gồm việc hợp nhất dự kiến từ HC Starck sau khi giao dịch hoàn tất. Ban điều hành kỳ vọng giá vonfram năm 2020 sẽ đạt 260 USD/MTU nếu không có biến động về giá khoáng sản so với năm 2019.

Phân tích hoạt động theo các lĩnh vực kinh doanh

MCH: Quý 4/2019 tăng trưởng doanh thu thuần 15,0% so với Quý 4/2018, được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng hai chữ số trong ngành hàng gia vị, thực phẩm tiện lợi và đồ uống

◊ Những điểm nổi bật trong năm 2019:

◊ Doanh thu thuần năm 2019: tăng 8,6% lên 18.845 tỷ đồng so với mức 17.346 tỷ đồng trong năm 2018. Động lực chính là sự tăng trưởng một chữ số trong danh mục thực phẩm nhờ chiến lược cao cấp hóa và việc ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, tăng trưởng doanh thu còn được hỗ trợ bởi tăng trưởng hai chữ số trong danh mục đồ uống, tăng trưởng gần gấp đôi ở sản phẩm thịt chế biến, bù đắp cho mảng bia và cà phê chưa đạt kỳ vọng.

◊ EBITDA 2019: tăng 12,7% lên 4.695 tỷ đồng nhờ doanh thu cao hơn và cải thiện 89 điểm cơ bản ("bps) trong biên lợi nhuận EBITDA.

◊ Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu:

◊ Ngành hàng gia vị: Quý 4/2019 doanh thu thuần tăng 14,4% so với Quý 4/2018 do doanh thu cao hơn từ nước mắm và hạt nêm. Trong năm 2019, doanh thu ngành hàng gia vị tăng 4,2% nhờ tăng trưởng trong danh mục nước mắm và doanh số hạt nêm tăng trưởng gấp 4 lần. Hạt nêm tiếp tục đóng góp mạnh mẽ vào doanh thu – đóng góp 4,4% vào tổng doanh thu ngành hàng gia vị trong năm 2019. Các sản phẩm cao cấp như nước mắm Nam Ngư Phú Quốc, Chin-su Mặn Mà và Chin-su Cá Cơm Mùa Xuân sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng của danh mục gia vị cao cấp trong năm 2020.

◊ Ngành hàng thực phẩm tiện lợi: doanh thu Quý 4/2019 tăng trưởng 12,9% so với Quý 4/2018 nhờ vào mức tăng trưởng 32% của danh mục sản phẩm Omachi. Danh mục các sản phẩm cao cấp tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng doanh thu với mức tăng trưởng 25,2% trong năm 2019, trong khi đó, mức tăng trưởng của toàn bộ ngành hàng là 7,2%. Danh mục các giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh tăng gần 80% so với năm 2018. Danh mục các sản phẩm cao cấp hiện đóng góp hơn 50% tổng doanh số ngành hang thực phẩm tiện lợi, trong khi danh mục các giải pháp cho bữa ăn hoàn chỉnh chiếm 9%.

◊ Ngành hàng đồ uống: Doanh thu thuần tăng 27,2% trong năm 2019, nhờ vào tăng trưởng doanh thu 32,5% ở nước tăng lực và 15,2% ở nước đóng chai. Danh mục nước tăng lực tiếp tục được hỗ trợ bởi sự tăng trưởng gần 30% của thương hiệu WakeUp 247 và sản phẩm nước tăng lực Compact hiện đóng góp gần 7% danh mục nước tăng lực của MCH. "Hổ Vằn" - thương hiệu nước tăng lực mới đã được ra mắt vào đầu năm 2020.

◊ Ngành hàng thịt chế biến: Doanh thu thuần tăng 96,1% trong năm 2019. Các nhãn hiệu như Heo cao bồi tiếp tục phát triển thông qua các sản phẩm mới được liên tục ra mắt thị trường. Ngành hàng dự kiến sẽ tăng trưởng doanh thu gấp đôi vào năm 2020 nhờ vào các phát kiến mới, sản phẩm thịt mới, các hương vị mới mang tính địa phương, được hỗ trợ bởi các chiến dịch truyền thông xã hội mang tính chiến lược.

◊ Ngành hàng cà phê hòa tan: mảng kinh doanh cà phê đạt kết quả tốt hơn vào Quý 4/2019 nhưng tăng trưởng của mảng kinh doanh này vẫn là vấn đề cần quan tâm. Công ty đang xem xét các loại sản phẩm cà phê hòa tan mới như cà phê rang xay và cà phê uống liền bởi đây có thể là động lực tăng trưởng tiềm năng.

◊ Ngành hàng Bia: Thương hiệu bia mới – Red Ruby được ra mắt vào cuối năm 2019 và Ban điều hành đang tiếp tục theo dõi tiềm năng của sản phẩm này.

◊ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

◊ Biên lợi nhuận gộp: đạt 41,9% trong năm 2019 so với năm 2018 là 43,7%. Tỷ suất lợi nhuận của ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi thấp hơn, được bù đắp nhờ tỷ suất lợi nhuận cao hơn của nước tăng lực.

◊ Biên lợi nhuận EBITDA: đạt 24,9% trong năm 2019, tăng 89 điểm cơ bản so với năm 2018 do giảm hơn 300 điểm cơ bản chi phí SG&A theo % doanh thu. Chi phí SG&A giảm một phần nhờ vào việc thay đổi chính sách giá từ chương trình khuyến mãi sang chiết khấu bán hàng trực tiếp ở danh mục mì gói phân khúc phổ thông.

MML: Doanh thu duy trì trong năm 2019, Biên lợi nhuận EBITDA được cải thiện dù bị ảnh hưởng bởi dịch tả heo Châu Phi ("ASF"). Thịt mát có thương hiệu dự kiến sẽ đóng góp từ 20-25% doanh thu MML trong năm 2020

◊ Kết quả kinh doanh nổi bật năm 2019:

◊ Doanh thu thuần năm 2019: Doanh thu thuần năm 2019 của MML là 13.799 tỷ đồng, giảm 1,3% so với mức 13.977 tỷ trong năm 2018. Doanh thu thức ăn gia súc giảm 24,5% được bù đắp nhờ thức ăn gia cầm tăng trưởng 13,4% và thức ăn thủy sản tăng trưởng 17,8%. Doanh thu thuần của MEATDeli là 220 tỷ đồng trong Quý 4 năm 2019.

◊ EBITDA năm 2019 tăng 25,6% tương đương 1.562 tỷ đồng do biên lợi nhuận gộp tăng 140 điểm cơ bản nhờ giá cả hàng hóa thấp hơn và biên EBITDA tăng 240 điểm cơ bản nhờ tối ưu hóa chi phí SG&A.

◊ Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu:

◊ Doanh số MEATDeli đã tăng gấp đôi trong tháng 12/2019 so với tháng 6/2019. Doanh thu thuần tháng 12/2019 của MEATDeli đạt 102 tỷ đồng, tương đương với doanh thu thuần cả năm tính trên doanh thu thuần tháng 12 là 1.200 tỷ đồng. Với việc mở rộng hệ thống phân phối của MEATDeli trong 2019 và sáp nhập hơn 3.000 điểm bán lẻ từ VCM, Ban điều hành dự kiến doanh thu năm 2020 của MEATDeli sẽ tăng trưởng gấp 3 lần so với mức doanh thu thuần tháng 12/2019.

◊ Mảng thức ăn gia súc bị ảnh hưởng bởi dịch ASF trong năm 2019, tuy nhiên các mảng thức ăn chăn nuôi khác lại tăng trưởng vượt bậc. Thức ăn thủy sản và gia cầm lần lượt tăng 18% và 13%, bù đắp cho sản lượng thức ăn gia súc giảm 25%.

◊ Cập nhật tình hình hoạt động:

◊ Từ con số 260 điểm bán có bảo quản lạnh vào cuối Quý 3/2019, đến tháng 12/2019, MML đã nâng số lượng điểm bán có bảo quản lạnh lên 624 điểm tại Hà Nội và TP. HCM. Ban điều hành dự kiến số lượng điểm bán bảo quản lạnh sẽ đạt hơn 2.000 cửa hàng đến cuối tháng 12/2020, bao gồm các cửa hàng của VCM.

◊ MML mở rộng danh mục thịt với việc ra mắt các sản phẩm thịt mát chế biến vào Quý 4/2019. Thịt mát chế biến sẽ là nhân tố chủ lực giúp thúc đẩy tăng trưởng, không chỉ về doanh thu mà còn về biên lợi nhuận hoạt động.

◊ Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:

◊ Biên lợi nhuận gộp: đạt 16,4% trong năm 2019, tăng 140 điểm cơ bản so với 15,0% trong năm 2018 do giá cả hàng hóa thấp hơn.

◊ Biên lợi nhuận EBITDA: đạt 11,3% trong năm 2019, tăng 240 điểm cơ bản so với năm 2018 do biên lợi nhuận gộp cao hơn và chi phí SG&A tính theo % doanh thu giảm 30 điểm cơ bản. Ban điều hành sẽ tiếp tục hợp lý hóa chi phí để mang lại lợi nhuận hoạt động bền vững ở mức hai chữ số. Dự kiến lợi nhuận hoạt động sẽ cải thiện hơn nữa khi đóng góp từ danh mục thịt mát có thương hiệu tăng lên.

MSR: Giá cả và đồng tồn kho ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận năm 2019

◊ Doanh thu thuần của MSR trong năm 2019 đạt 4.706 tỷ đồng. Sản lượng Vonfram giảm do sản xuất giảm, được bù đắp một phần nhờ tăng thu mua từ bên thứ ba. Sản lượng Đồng giảm do hàm lượng Đồng trong quặng thấp hơn, được bù đắp một phần nhờ tỷ lệ thu hồi cao hơn. Trong khi đó, sản lượng Florit vẫn tương đương với năm 2018. Sản lượng Bismut bị ảnh hưởng do dây chuyền sản xuất tạm ngừng hoạt động để bảo trì. Doanh thu cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) giá bán Vonfram thực tế thấp hơn dự kiến, (2) Vonfram tồn kho do giá thị trường giảm, (3) lượng Đồng tồn kho. MSR đang tiếp tục tìm kiếm các giải pháp xây dựng nhà máy tinh luyện để bán sản phẩm tại thị trường địa phương và đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng về việc xuất khẩu. Giá bán thực tế của Florit cao hơn đã góp phần gia tăng doanh thu của Florit và bù đắp phần nào cho các sản phẩm còn lại.

◊ EBITDA đạt 1.881 tỷ đồng – EBITDA năm 2019 giảm 44% chủ yếu do giá Vonfram thấp và sản lượng Đồng bán ra hạn chế. Mục tiêu tiếp theo của MSR là kiểm soát chi phí, ước tính sẽ giúp tiết kiệm gần 14 triệu USD hàng năm, bù đắp phần nào cho ảnh hưởng của giá Vonfram. Biên lợi nhuận EBITDA duy trì ở mức tích cực 40% dù cho giá của sản phẩm Vonfram giảm đáng kể và sản lượng đồng bán ra thấp hơn 49% so với năm 2018.

TCB: Báo cáo lợi nhuận trước thuế (PBT) tăng 20,4% đạt 12.838 tỷ đồng trong năm 2019 so với mức 10.661 tỷ đồng trong năm 2018.

◊ Thông tin chi tiết về kết quả tài chính năm của TCB sẽ được ngân hàng trình bày trong báo cáo riêng theo nghĩa vụ công bố thông tin của TCB với vai trò là một công ty niêm yết.

Kết quả tài chính hợp nhất Quý 4/2019 và cả năm 2019

Kết quả kinh doanh nổi bật

Tỷ Đồng

4Q2019

4Q2018

Tăng trưởng

2019

2018

Tăng trưởng

Doanh thu thuần

10.976

11.558

(5,0)%

37.354

38.188

(2,2)%

Masan Consumer Holdings

6.256

5.439

15,0%

18.845

17.346

8,6%

Masan MEATLife

3.695

3.942

(6,3)%

13.799

13.977

(1,3)%

Masan Resources

1.021

2.177

(53,1)%

4.706

6.865

(31,4)%

 

 

Lợi nhuận gộp

3.379

3.539

(4,5)%

10.941

11.881

(7,9)%

Masan Consumer Holdings

2.754

2.314

19,0%

7.890

7.572

4,2%

Masan MEATLife

555

563

(1,4)%

2.266

2.097

8,0%

Masan Resources

59

648

(90,9)%

735

2.161

(66,0)%

Biên lợi nhuận gộp

30,8%

30,6%

29,3%

31,1%

Masan Consumer Holdings

44,0%

42,6%

41,9%

43,7%

Masan MEATLife

15,0%

14,3%

16,4%

15,0%

Masan Resources

5,8%

29,8%

15,6%

31,5%

 

 

SG&A

(1.818)

(2.037)

(10,8)%

(6.098)

(6.330)

(3,7)%

Masan Consumer Holdings

(1.193)

(1.475)

(19,1)%

(4.099)

(4.307)

(4,8)%

Masan MEATLife

(425)

(440)

(3,3)%

(1.478)

(1.542)

(4,2)%

Masan Resources

(89)

(42)

112,8%

(247)

(231)

6,7%

 

 

% Chi phí SG&A trên doanh thu

16,6%

17,6%

16,3%

16,6%

Masan Consumer Holdings

19,1%

27,1%

21,8%

24,8%

Masan MEATLife

11,5%

11,2%

10,7%

11,0%

Masan Resources

8,7%

1,9%

5,2%

3,4%

 

 

Lợi nhuận từ công ty liên kết

650

484

34,2%

2.182

1.914

14,0%

Khấu hao và phân bổ

765

778

(1,6)%

3.052

3.016

1,2%

EBITDA

2.977

2.764

7,7%

10.077

10.482

(3,9)%

Masan Consumer Holdings

1.782

1.064

67,5%

4.695

4.167

12,7%

Masan MEATLife

334

304

9,6%

1.562

1.244

25,6%

Masan Resources

309

970

(68,1)%

1.881

3.332

(43,5)%

Đóng góp từ Techcombank

650

484

34,3%

2.165

1.895

14,2%

 

 

Biên EBITDA

27,1%

23,9%

27,0%

27,4%

Masan Consumer Holdings

28,5%

19,6%

24,9%

24,0%

Masan MEATLife

9,0%

7,7%

11,3%

8,9%

Masan Resources

30,3%

44,5%

40,0%

48,5%

 

 

Lợi nhuận/(Chi phí) tài chính thuần

(282)

(535)

(1.012)

(1.189)

Thu nhập tài chính

238

143

1.188

1.902

Chi phí tài chính

(520)

(678)

(2.201)

(3.091)

 

 

Chi phí khác

92

(11)

1.092

(33)

Thuế TNDN

(273)

(154)

77,2%

(740)

(622)

19,0%

 

 

Lợi nhuận thuần sau thuế

1.748

1.285

36,0%

6.365

5.622

13,2%

Lợi nhuận thuần sau thuế phân bố cho Cổ đông công ty

1.448

1.138

27,3%

5.558

4.916

13,0%

Lợi nhuần thuần trước thuế từ Core

1.748

1.297

36,0%

4.714

4.182

12,7%

Lợi nhuận thuần sau thuế từ Core9 phân bổ cho Cổ đông công ty

1.448

1.149

27,3%

3.907

3.477

12,4%

Bảng cân đối kế toán nổi bật

Tỷ đồng

2017

2018

2019

Tiền và các khoảng tương đương tiền

8.154

4.962

7.585

Nợ vay

34.796

21.995

30.016

Nợ vay ngắn hạn

9.166

9.244

18.340

Nợ vay dài hạn

25.630

12.752

11.676

Tổng tài sản

63.529

64.579

97.297

Tổng vốn sở hữu

20.225

34.080

51.888

Tổng vốn sở hữu không tính cổ đông thiểu số

14.837

29.487

42.780

Số lượng cổ phiếu đang phát hành (Triệu cổ phiếu)

1.047

1.163

1.169

Cổ phiếu đã phát hành

1.157

1.163

1.169

Cổ phiếu quỹ

(110)

-

-

Các chỉ số tài chính tiêu biểu

Tỷ đồng

2017

2018

2019

Nợ vay/ EBITDA

3,7x

2,1x

2,5x

ROAA bình quân

5%

9%

9%

ROAE bình quân

21%

22%

18%

ROAE của hoạt động kinh doanh chính

15%

17%

13%

FFO/Nợ vay

10%

24%

21%

FCF

4.199

4.622

3.813

Vòng quay tiền mặt

42

43

71

Số ngày tồn kho

61

60

82

Số ngày phải thu

8

10

6

Số ngày phải trả15

27

27

17

CAPEX

(2.111)

(2.638)

(4.163)


Phân tích hoạt động kinh doanh theo từng lĩnh vực

MCH

Tỷ đồng

Tăng trưởng Quý 4

Tăng trưởng cả năm

Doanh thu thuần

15,0%

8,6%

Gia vị

14,4%

4,2%

Thực phẩm tiện lợi

12,9%

7,2%

Thức uống (không cồn)

22,5%

27,2%

Khác

12,7%

3,9%

Lợi nhuận gộp

19,0%

4,2%

EBITDA

67,5%

12,7%

VCM

Những điểm nổi bật

2019

2018

Số lượng cửa hàng

3.022

1.806

VinMart

134

106

VinMart+

2.888

1.700

Doanh thu thuần bán lẻ

27.681

17.360

Biên EBITDA

(8,0)%

(11,4)%

MSR

Giá hàng hóa trung bình

Đơn vị

Quý 4 năm 2019

Quý 4 năm 2018

% thay đổi


Đến ngày 31.12.19


Đến ngày 31.12.18

Giá APT Châu Âu mức thấp*

USD/mtu

244

319

(23)%

205

275

Giá Bismuth mức thấp*

USD/lb

3,2

4,6

(31)%

2,6

4,0

Giá đồng*

USD/t

6.065

6.642

(9)%

5.719

6.180

Florit cấp axit**

USD/t

498

482

3%

465

455

Bảng tóm tắt sản lượng

Đơn vị

2019

2018

Tăng trưởng

Quặng chế biến

kt

2.834

2.813

0,7%

APT / BTO / YTO / ST (tinh quặng)

t

4.702

4.511

4,2%

Đồng trong tinh quặng Đồng (tinh quặng)

t

6.039

6.759

(10,6)%

Florit cấp acid

t

172.545

171.046

0,9%

Bismut trong xi măng Bismut (tinh quặng)

t

917

1.864

(50,8)%



THANH AN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh