THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:49

Mâm lễ cúng giao thừa để cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt

Theo truyền thống người Việt, các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cúng giao thừa: Một mâm trong nhà, một mâm đặt ngoài cửa chính để cúng các vị thần.

Mâm cúng ngoài trời thường có:

1. Mâm ngũ quả

2. Hương (3 cây to)

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Trầu cau

6. Muối gạo

7. Trà rượu

8. Quần áo mũ nón thần linh

9. Thủ lợn luộc

10. Gà trống luộc

11. Xôi

12. Bánh chưng

Mâm cúng trong nhà thường gồm:

1. Bánh chưng

2. Giò

3. Chả

4. Xôi

5. Thịt gà

6. Rượu bia

Đồ cúng ngọt gồm có:

1. Bánh kẹo

2. Mứt tết

3. Hoa

4. Đèn (nến)

5. Hương

Khi cúng giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong năm mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.

Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vĩ (Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn), cúng giao thừa hay còn gọi là cúng trừ tịch có ý nghĩa đem bỏ hết những điều xấu của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Lễ trừ tịch thường được tiến hành vào giờ chính Tý, tức đúng 12 giờ đêm hôm 30 tháng Chạp.

Người Việt tin rằng, mỗi năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Cứ hết một năm, vị Hành khiển đã cai quản hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống cai quản hạ giới trong năm mới.

Thế nên lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để 'tống cựu nghinh tân' tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghinh đón những vị thần mới.

Đây chính là một tập tục đẹp thể hiện sự tri ân báo đức cũng như bày tỏ lòng mong ước được gia hộ cho bình an, hạnh phúc và ấm no.

Ở miền Bắc mâm cúng thường tính theo số lượng bát, đĩa: 4 bát, 4 đĩa hay 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa… Ở miền Trung, mâm cỗ có cả bánh chưng, bánh tét và một số món mới như: đĩa dưa món, đĩa giò lụa Huế, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc, giá chua, bát ninh măng khô, bát miến Huế, đĩa cá chiên, hay đĩa ram…

Ở nhiều nơi, người ta còn làm cả các món: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa hay các món đặc biệt  như xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi… để dâng lên tổ tiên ngày Tết.

Ở miền Nam, cỗ Tết thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Cỗ có bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm; canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô), thêm bát canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa); đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.


Q.D

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh