CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 09:40

Mâm cỗ cúng giao thừa cần chuẩn bị những gì?

Theo lý giải của các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, lễ cúng đêm Giao thừa (hay còn gọi là lễ Trừ tịch) được thực hiện với ý nghĩa tiễn đưa những điều xui xẻo của năm cũ và đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Quan niệm từ xa xưa cho rằng, mỗi năm lại có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan khác nhau được phái xuống để cai quản hạ giới. Cứ hết một năm, vị thần cũ sẽ bàn giao công việc cho vị thần mới. Chính vì vậy, cúng giao thừa được ngầm hiểu là lễ “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa những vị thần năm cũ và nghênh đón những vị thần mới.

Do công việc thị sát rất vội vã nên các vị thần không kịp vào bên trong mà chỉ ghé lại trước cửa nhà. Cũng từ đó, người Việt thường chuẩn bị 2 mâm cỗ trong lễ cúng giao thừa: 1 đặt trên bàn thờ gia tiên, 1 đặt ở ngoài cửa chính.

Ảnh minh họa)
Mâm cúng ngoài trời không cần quá cầu kỳ bởi các vị thần chỉ có thể ăn vội vàng hoặc chứng giám tấm lòng thành của gia chủ rồi đi ngay. Các lễ vật gồm có: chiếc thủ lợn hoặc con gà, bánh chưng, mứt kẹo, trầu cau, hoa quả, rượu nước và vàng mã. Ngoài ra, mỗi gia đình cần chuẩn bị hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến cùng bình hương đặc trên hương án.

Mâm cúng giao thừa trong nhà đầy đủ hơn, bao gồm các món ăn mặn được chế biến trang nghiêm, tinh khiết. TS. Trần Hữu Sơn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: “Những lễ vật có trên mâm cúng sẽ tượng trưng cho kết quả làm ăn trong suốt 1 năm qua, cũng như thể hiện tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Tùy vào văn hóa từng vùng miền, từng khu vực mà mâm cỗ cúng có sự khác nhau ít nhiều”.

Theo cuốn Tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Lưu Ánh (do NXB Trẻ xuất bản và lưu hành), vật phẩm cúng mùng 1 Tết gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay là các món ăn ngày Tết được chế biến thơm ngon, bày biện trang nghiêm.

Mâm cỗ ngày Tết

Tại Hà Nội, mâm cỗ truyền thống thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa).

Các bát trên mâm cỗ gồm:

+ Một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt được thái mỏng theo hình hoa).

+ Một bát miến nấu lòng gà.

+ Một bát măng khô ninh thịt lợn.

Các đĩa gồm có:

+  Đĩa gà luộc (thông thường là gà trống thiến nhưng được chuẩn bị từ chiều 30 Tết vì mọi người kiêng sát sinh vào ngày đầu năm).

+  Đĩa nem

+  Đĩa giò xào, giò lụa

 + Đĩa xôi gấc

+ Đĩa nộm

Các bữa còn lại trong ba ngày Tết chỉ cần cúng bánh chưng, giò và các loại bánh mứt, kẹo. Trên bàn thờ, ngọn đèn thờ (đăng hay nến) đỏ lửa liên tục trong 3 ngày Tết cùng với hương hoa thơm ngát sẽ tạo không khí Tết thêm đầm ấm, sum vầy...

Tuy vậy theo các chuyên gia phong thủy, trong các ngày Tết mọi người không nên thắp hương nhiều, chỉ khi nào làm lễ trước bữa ăn thì thắp hương.

Q.D (T/H)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
4 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh