CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:53

Mai Đèo Ngang khoe sắc vàng tươi

 

 

Những cánh mai vàng Đèo Ngang

Thay da đổi thịt nhờ mai vàng

Nếu như người miền Nam xem mai vàng như biểu tượng ngày Tết thì trong tiềm thức của mỗi người dân miền Bắc hoa đào lại là đặc trưng mỗi dịp Tết về. Thế nhưng, những năm gần đây, miền Bắc nói chung và người dân Hà Tĩnh nói riêng đã bắt đầu biết chơi mai ngày Tết. Và mảnh đất cực Nam của Hà Tĩnh, nơi Đèo Ngang hun hút gió đã từng tồn tại cả rừng mai vàng rực rỡ từ bao đời mà không ai để ý tới, khi  mọi người bắt đầu ý thức được cái giá trị của nó thì rừng mai đã lụi tàn bởi sự vô tình của con người. Vậy nhưng trong tiếng kêu tuyệt vọng của giống mai vàng Đèo Ngang, ngược lại đã có nhiều hộ gia đình dường như đã thay da, đổi thịt nhờ nó bởi họ biết khoanh nuôi bảo vệ những cây mai cuối cùng, rồi nhân giống đem bán cho khách sang trong Nam, ngoài Bắc.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong những năm gần đây, Kỳ Nam là một trong những địa phương phát triển mạnh nghề trồng hoa mai trong tỉnh. Nhờ được tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật cũng như trồng, chăm sóc hoa mai nở đúng dịp tết, nhiều hộ dân đã mạnh dạn phát triển nghề trồng mai vươn lên thoát nghèo làm giàu.

Theo sự chỉ dẫn của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Viết Xuân (xóm Minh Tân, xã Kỳ Nam), ông Xuân đã gắn bó với nghề trồng mai hơn 20 năm. Dẫn chúng tôi ra thăm vườn mai với hơn 500 gốc đã được ông và gia đình hái hết lá, còn trơ những nụ hoa, ông vui vẻ cho biết: “Tôi cũng không biết cây mai này được trồng ở Kỳ Nam từ bao giờ. Năm 1984, khi tôi mới lấy vợ, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng may mắn được chính quyền địa phương quan tâm, cấp cho hại vợ chồng một mảnh đất hơn 2ha để làm ăn. Khi tôi mới lên đây, bốn bề toàn núi, tuy nhiên có một cái lạ là ở đây có rất nhiều cây mai mọc, gần đến Tết nở hoa rất đẹp. Tôi cùng vợ cố gắng khai hoang nhưng ngặt mỗi ở đây toàn đất sỏi, trồng cây gì cũng không phát triển được. Sau một thời gian quan sát cây mai dại mọc, tôi mới làm liều lấy hạt của nó đem về trong vườn đúc. Không ngờ sau 5 năm sau cây phát triển tốt lại cho hoa đẹp nữa, đem đi bán khách hàng thích lắm. Từ đó, tôi cùng gia đình quyết định chỉ trồng độc nhất cây mai trong vườn”.

Anh Xuân đang chăm sóc vườn mai vàng Đèo Ngang để bán trong dịp Tết  

Cũng theo anh Xuân, Kỳ Nam có ba loại mai chính là mai rừng (mọc trên rừng), mai biển (mọc dọc bờ biển) và mai cồn (mọc ở các cồn cát). Trong ba loại cây ấy, mai cồn vẫn được ví là “công chúa” bởi có hoa rất to, sắc vàng đậm, có bông 5 cánh, 6 cánh và có khi lên đến 10 cánh, đặc biệt mai cồn lại thường nở đúng vào dịp Tết nguyên Đán.

Tiếp tục hành trình đến thăm vườn mai của các gia đình khác trong xã, chị Nguyễn Thị Minh (xóm Minh Tân, xã Kỳ Nam) không giấu nổi niềm vui : “mấy năm trước nghĩ đến Tết là sợ lắm, thiếu ăn quanh năm còn tâm trạng đâu mà nghĩ đến Tết. Nhưng mấy năm lại đây, nghề trồng mai phát triển, mỗi gốc mai rẻ nhất cũng bán được gần 500 ngàn, nếu cây nào trồng lâu năm thì có khi lên đến vài chục triệu. Dù nhiều hay ít thì năm cũng có vài chục triệu tiền từ việc bán mai, nên cuộc sống cũng đỡ cực hơn”.

Những cánh mai vàng Đèo Ngang

Khó khăn để nhân rộng mô hình trồng mai

Mặc dù nghề trồng mai mang lại thu nhập không nhỏ, tuy nhiên để nhân rộng mô hình này cũng là “bài toán” không hề đơn giản. Hoa mai, ngoài mang một màu sắc quý phái, lâu tàn thì hoa mai còn là biểu tượng của sự sung túc, no đủ. Hoa mai đã dần chinh phục được người tiêu dùng Hà Tĩnh nói riêng và miền Bắc chung bởi sự độc đáo, quý phái từ loài hoa này song chưa nhiều.

Hoa mai đẹp, quý phái là thế nhưng loài cây độc đáo này lại khá là kén đất, hay bị sâu bệnh, nêu không biết cách phun ngừa thì sâu dễ đục thân cây khiến cho cây không thể sinh trưởng. Hơn nữa làm sao để hoa nở vào đúng dịp tết không hề đơn giản, bởi việc nở hoa của cây mai phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết.

Những trăn trở của người trồng mai Đèo Ngang

Ông Nguyễn Đình Vin (Chủ tịch UBND xã Kỳ Nam) lo lắng: “Chính quyền cũng đã xác định cây mai là cây đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Khi chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhiều bà con trong xã cũng đã mạnh dạn trồng mai. Tuy nhiên, qua mấy năm trồng bà con thấy khó để cho mai nở đúng dịp tết nên cũng nản. Trước đây gia đình tôi cũng trồng hơn 1.000 gốc mai đấy chứ, nhưng mấy năm lại đây thời tiết thất thường nên chúng tôi đã bỏ bớt, giờ còn lại khoảng 200 gốc.

Quả thật, cây may trồng ở khi hậu khắc nghiệt nắng lắm, mưa nhiều quả không dễ. Tạm biệt Kỳ Nam, tạm biệt những con người chân chất nơi đây chúng tôi mong sao những gốc mai của bà con có thể nở đúng dịp để bà con lại có thêm một cái tết đủ đầy.

P.NGA

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh