CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 09:26

"Ma trận" app phòng, chống Covid-19

Cùng với đó, Bộ TT&TT đã triển khai 6 nền tảng công nghệ phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm: Nền tảng khai báo y tế và quản lý vào ra các địa điểm cộng cộng bằng QR Code; Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; Nền tảng quản lý lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm; Nền tảng hỗ trợ truy vết; Nền tảng giám sát cách ly; Nền tảng phân tích số liệu phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo.

Mới đây nhất, vào đầu tháng 9, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã triển khai xây dựng ứng dụng khai báo y tế điện tử VNEID nhằm hỗ trợ công dân rút ngắn thời gian khai báo y tế trong quá trình tham gia giao thông.

"Ma trận" app phòng, chống Covid-19 - Ảnh 1.

"Ma trận" app phòng, chống Covid-19

Trong số các ứng dụng nói trên, có 3 nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung trên toàn quốc là: Nền tảng khai báo y tế và quản lý ra vào địa điểm công cộng bằng mã QR Code; Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm và Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19.

Riêng tại TP.HCM, người dân được khuyến cáo sử dụng thống nhất ứng dụng "Y tế HCM" nhằm hỗ trợ người dân tham gia sản xuất và lưu thông. Ứng dụng này cũng được sử dụng để cấp "thẻ xanh", "thẻ vàng" cho người dân nhằm giới hạn các phạm vị được tham gia khi thành phố chuyển sang "bình thường mới".

Như vậy, hiện có hàng chục app cùng nhiều nền tảng đang được lưu hành, nhiều người dân và cơ quan, đơn vị cùng sử dụng. Điều này không chỉ khiến người dân thấy "rối", gặp nhiều khó khăn, mà ngay cả một số cơ quan, đơn vị thực hiện chức năng quản lý xã hội thời gian qua cũng bị lúng túng, gây ách tắc ở nhiều công đoạn. Đó là chưa nói đến các ứng dụng không thể hiện đúng "lịch sử sức khỏe" của người dân, bao gồm cả lịch sử tiêm chủng và xét nghiệm.

Trước tình hình này, nhiều người dân đặt vấn đề về việc gộp tất cả các ứng dụng vào một ứng dụng duy nhất để người dân tiện theo dõi và khai báo tình hình sức khỏe, hạn chế đăng ký nhiều tài khoản cũng như dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên, một lãnh đạo của Tổ thông tin đáp ứng nhanh phục vụ phòng chống dịch (Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19) cho biết, "Mỗi ứng dụng giúp giải quyết một bài toán khác nhau. Việc gộp tất cả vào một ứng dụng chung như một "super app" có thể sẽ mâu thuẫn về nguyên tắc thiết kế."

Còn một số chuyên gia công nghệ thông tin khác thì cho biết, khả năng gộp các ứng dụng phòng chống dịch thành một ứng dụng lớn phải có thời gian vì mỗi ứng dụng có chức năng khác nhau, phạm vi sử dụng với những đối tượng khác nhau, việc đồng bộ công nghệ lõi rất khó khăn. Vì thế, điều cần làm trước mắt là liên thông dữ liệu về phòng chống dịch. Nhờ sự liên thông này, người dùng chỉ cần một mã QR. Mã này sẽ liên thông với toàn bộ dữ liệu của các ứng dụng phòng chống dịch, từ check-in, khai báo y tế, xét nghiệm, chích ngừa và tiến tới là công tác khám chữa bệnh.

Mới đây, Thủ tướng đã giao Bộ TT&TT triển khai một nền tảng công nghệ dùng chung toàn quốc trong phòng, chống dịch Covid-19, tích hợp chung sổ sức khỏe điện tử, khai báo y tế, QR Code, xét nghiệm… đồng thời liên thông với cơ sở dữ liệu dân cư hiện có.

Thiết nghĩ, đây là yêu cầu cấp thiết hiện nay, vừa góp phần thúc đẩy hiệu quả phòng chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội, vừa có giá trị về lâu dài trong quản lý xã hội trong trạng thái "bình thường mới".

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh