THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 03:10

Lý giải sức hấp dẫn trong phong cách ông Obama

 

 

Biết bao bài báo đã được truyền thông Mỹ thực hiện kể từ khi ông Obama bắt đầu tham gia chiến dịch tranh cử Tổng thống hồi năm 2008, cho tới tận hôm nay, sau hai nhiệm kỳ ở trong Nhà Trắng, ông vẫn tiếp tục là nhân vật truyền cảm hứng để báo chí phân tích.

Hơn cả sự thông minh, linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ, hơn cả tác phong chuyên nghiệp, cách nói đầy thuyết phục, cùng một gương mặt của những biểu cảm thú vị, ông Obama còn khiến người dân Mỹ tìm thấy cảm xúc về một chính trị gia tầm vóc, một con người đặc biệt với sức lôi cuốn lạ kỳ.

Trong những cuộc vận động của mình, khi ông Obama đứng lên phát biểu, ông có khả năng biến một căn phòng đầy những con người xa lạ trở thành một khối, để cùng ông chia sẻ một nội dung thông điệp muốn chuyển tải.

Đằng sau sức hấp dẫn khó lý giải của ông Obama, người ta đã tìm ra được một số bí quyết cơ bản của thuật hùng biện giúp ông chiếm được trái tim của công chúng thông qua những bài phát biểu mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục của mình.

 

 

Ngôn từ cụ thể, hữu hình: Ông Obama luôn biết cách khiến người nghe tự phác họa nên trong đầu những viễn cảnh mà ông đang muốn mở ra. Trong bài phát biểu chiến thắng hồi năm 2012, ông Obama đã sử dụng những hình ảnh rất cụ thể để nói về những viễn cảnh hứa hẹn dành cho những người dân Mỹ đã tin tưởng ủng hộ ông trong chiến dịch tranh cử:

“Bạn sẽ nghe thấy tiếng nói đầy khát vọng của cậu sinh viên đang miệt mài học tập ở trường đại học, cậu ấy hy vọng rằng mọi đứa trẻ đều sẽ có được cơ hội như mình. Bạn sẽ nghe thấy tiếng nói tự hào của người đàn ông cuối cùng đã tìm được việc làm trong xưởng sửa chữa ô tô. Bạn cũng sẽ nghe thấy tiếng nói yêu nước trong giọng của người vợ cựu quân nhân bởi họ đã không còn phải vật lộn tìm một mái nhà che đầu nữa”.

Đó là cách hùng biện của ông Obama, ông luôn đưa ra những hình ảnh cụ thể, những ví dụ điển hình để minh chứng cho luận điểm, thông điệp. Ông cũng luôn khiến người nghe hiểu ngay rằng họ ngồi nghe ông nói để làm gì, có điều gì khiến họ cảm thấy hấp dẫn hoặc có liên quan “sát sườn” tới họ hay không…

 

 

Phép lặp tu từ: Liên tiếp lặp lại một từ, một cấu trúc cũng là cách ông Obama thường sử dụng để nhấn mạnh một ý tưởng và khắc sâu nó vào ấn tượng của người nghe. Chẳng hạn, trong một bài phát biểu về phúc lợi xã hội cho người dân Mỹ hồi năm 2004, ông đã sử dụng nghệ thuật lặp tu từ một cách ấn tượng:

“Chúng ta còn có nhiều việc phải làm. Nhiều việc phải làm cho những công nhân vừa bị mất việc ở Galesburg, Illinois… Nhiều việc phải làm cho người cha nghèo vừa mất việc mà tôi đã gặp mới đây, người đàn ông ấy đã nấc nghẹn vì không biết phải xoay tiền thuốc cho con như thế nào… Nhiều việc phải làm cho cô gái trẻ sống ở Đông St. Louis và hàng ngàn cô gái khác như thế, những cô gái học giỏi, đầy khát khao và ý chí nhưng lại không có tiền học Đại học…”.

Trong bài phát biểu của ông Obama tại Việt Nam ngày 24/4 vừa qua, ông cũng sử dụng linh hoạt nghệ thuật lặp trong những câu như: “Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là Tổng thống đầu tiên, cũng giống như các bạn, trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam”, hay “Thế hệ trước của người Mỹ đến đây để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của người Mỹ đến đây để đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước”…

 

 

Ngôn ngữ cử chỉ: Những chính trị gia hùng biện giỏi không bao giờ quên ngôn ngữ của bàn tay. Thông qua động tác tay của người hùng biện, từ trong tiềm thức, người nghe sẽ cảm nhận được sự rõ ràng, mạch lạc trong cách tư duy của người đang đứng nói trước mặt mình, đồng thời, những động tác cởi mở của bàn tay cũng khiến họ tin tưởng mạnh mẽ hơn vào những gì đang được nghe. Ông Obama thường sử dụng động tác tay ở mỗi quãng ngừng nghỉ của câu.

Ngoài ra, ông cũng hay sử dụng ngón cái và ngón trỏ, ngón cái của sự thiện chí và ngón trỏ để nhấn mạnh vào những luận điểm mấu chốt trong bài phát biểu.

 

 

Bằng cách thực hiện những động tác tay, ông Obama khiến các thông điệp truyền tải trong bài phát biểu của mình trở nên rõ ràng hơn đối với người nghe bằng cả trực quan, đó chính là sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ không lời. Khi ngôn ngữ này hòa nhịp với nội dung ngôn từ, thông điệp sẽ được phát đi mạnh mẽ.

Điều khiển giọng nói: Ông Obama sử dụng giọng nói của mình rất hiệu quả trong việc phát đi thông điệp, khi ông nói chậm lại, khi trầm xuống, khi dừng lại một vài giây để tạo hiệu ứng, khi nói nhanh hơn và lên cao giọng để tạo cảm xúc sôi nổi, nồng nhiệt…

Những người nghiên cứu nghệ thuật hùng biện ở Mỹ cũng nhận thấy rằng trong hai chiến dịch vận động tranh cử của mình, càng vượt qua nhiều vòng thử thách để đến gần hơn với Nhà Trắng, ông Obama càng nói với tốc độ chậm lại.

 

 

Khi khởi đầu chiến dịch tranh cử, trong các bài phát biểu của mình, ông nói với tốc độ nhanh, khoảng 180-190 từ/phút, trong khi đa phần người Mỹ nói với tốc độ 140-150 từ/phút. Lúc này, tốc độ nói nhanh thể hiện sự khẩn trương đầy nhiệt huyết của ứng viên tranh cử.

Khi dần vượt qua những vòng cam go và tiến gần hơn tới ngôi vị chủ nhân Nhà Trắng, tốc độ nói của ông Obama sẽ dần giảm xuống trong các bài phát biểu như một sự cam kết về năng lực lãnh đạo vững chắc, ổn định, đáng tin cậy.

Thậm chí, người ta đã tổng kết được bí quyết “5P” trong nghệ thuật hùng biện của ông Obama, gồm “Pitch” (Ngữ điệu), “Pace” (Nhịp điệu), “Pause” (Ngưng nghỉ), “Projecting” (Điều phối cường độ, năng lượng…), và “Passion” (Đam mê).

Ông Obama đã thuyết phục được người Mỹ đặt lòng tin vào mình bởi ông đã thể hiện được niềm đam mê với những gì mình làm thông qua những bài phát biểu đầy nhiệt huyết và cảm xúc.

 

 

Cười đúng lúc: Ông Obama nổi tiếng là người có nụ cười thân thiện. Những nụ cười của ông đầy biểu cảm đa dạng và đã trở thành “trứ danh”. Tuy vậy, một điều đặc biệt là ông cười rất ít, rất nhẹ hoặc thậm chí là không hề cười một chút nào khi đang phát biểu.

Mỗi khi hùng biện, gương mặt ông trở nên nghiêm nghị, điều đó thể hiện rằng những điều ông đang nói ra là rất quan trọng và nghiêm túc. Nụ cười đã từng chinh phục người Mỹ được ông “cất đi” khi bước lên bục phát biểu, hùng biện.

Sau những “phân tích, mổ xẻ”, hãy cùng khép lại bài viết bằng hình ảnh về những nụ cười “trứ danh” và muôn vàn biểu cảm thú vị khác của ông Obama:


Ông Obama - một chính trị gia có phong thái lịch lãm.
Ông Obama - một chính trị gia có phong thái lịch lãm.
Đặc biệt gây ấn tượng với nụ cười thân thiện.
Đặc biệt gây ấn tượng với nụ cười thân thiện.
Nụ cười rạng rỡ, thoải mái và tự nhiên.
Nụ cười rạng rỡ, thoải mái và tự nhiên.
Với những biểu cảm thú vị trên gương mặt.
Với những biểu cảm thú vị trên gương mặt.
Khi trang nghiêm, trịnh trọng.
Khi trang nghiêm, trịnh trọng.
Khi tĩnh lặng, trầm ngâm.
Khi tĩnh lặng, trầm ngâm.
Phong độ khi chơi thể thao.
Phong độ khi chơi thể thao.
Lịch lãm trong những bộ vest thời trang.
Lịch lãm trong những bộ vest thời trang.
Xắn ống tay áo lên và thuyết trình một cách cởi mở, gần gũi.
Xắn ống tay áo lên và thuyết trình một cách cởi mở, gần gũi.
Nhìn xa…
Nhìn xa…
Nhìn gần…
Nhìn gần…
Ngần ấy đã đủ để bạn là Fan của ngài Tổng thống chưa? Nếu chưa, có thể khi nghe ngài hát, bạn sẽ đổi ý.
Ngần ấy đã đủ để bạn là fan của ngài Tổng thống chưa?

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh