THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 12:18

Lớp học đặc biệt của những người đặc biệt

Từ lớp học của cô giáo không chuyên

Chúng tôi tới thăm cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật ở Kon Tum vào những ngày cuối tháng 3, cuộc sống của người dân phố núi hối hả hơn khi cái nắng nóng của tiết trời bắt đầu vào hạ. Cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật hiện là một khu nhà cấp 4 lợp tôn đang xuống cấp. Trò chuyện với chúng tôi, cô Vũ Thi Uyên, có 9 năm, làm việc tại cơ sở cho biết: “Hiện cơ sở nuôi dạy trẻ Khuyết tật ở Kon Tum có 5 lớp học 80 học sinh đều là người khuyết tật như: Thiểu năng về trí tuệ, thiểu năng vận động từ khi mới lọt lòng…Học sinh ở đây tiếp thu rất chậm, không những thế một số học sinh thiểu năng vận động, việc đi lại cũng hết sức khó khăn. Những đứa trẻ tại cơ sở này phần lớn đều bị mồ côi cha, mẹ hoặc là bị bở rơi… Đa phần các em đều đang trong độ tuổi học sinh. Điều đặc biệt là một lớp học ở đây có đến 3-4 nhóm lứa tuổi học chung một lớp, tâm sinh lý lứa tuổi của các em hoàn toàn khác nhau”.

Cơ sở dạy nghề cho trẻ khuyết tật ở Kon Tum

Đến từng lớp học, tôi tận mắt chứng kiến sự thiếu thốn về thiết bị dạy học mới hiểu hết phần nào những khó khăn của việc dạy học ở đây. Cô Trịnh Trị Quyên, hiện là giáo viên lớp 1E, tại cơ sở cho biết: “Tôi làm việc ở đây đã được gần 10 năm, phần lớn những người dạy học tại cơ sở này đều không chuyên, được tuyển dụng vào đây chăm sóc dạy dỗ các em mới trở thành cô giáo. Các bài giảng cũng không tuân thủ theo bất cứ giáo trình nào, mỗi người đều tự có cách dạy cho các em. Học sinh tiếp thu được đến đâu thì dạy đến đó, có khi phải 2-3 năm học các em mới học hết chương trình của một lớp, cơ sở vật chất ở đây còn nhiều thiếu thốn, lớp học chỉ có vài cái bàn gỗ đã cũ, các dụng cụ đặc thù dành cho các em có hoàn cảnh đặc biệt như: Mù lòa, câm điếc, khiếm thị còn thiếu thốn lắm, việc dạy dỗ các em gặp muôn vàn khó khăn. Những ngày đầu vào đây dạy, đồng lương giáo viên lúc bấy giờ còn thấp, việc chi phí hàng ngày cho gia đình là rất vất vả, nhiều lúc cứ muốn bỏ nghề, tìm công việc khác có thu nhập cao, đỡ vất vả hơn. Thế nhưng cứ nghĩ đến hoàn cảnh của mỗi học sinh ở đây, tình thương đối với các em đã làm cho ý nghĩ bỏ nghề, bỏ lớp không còn nữa. Lâu rồi thành quen, cơ sở dạy trẻ khuyết tật đã gắn liền với cuộc sống của tôi từ lúc nào không biết”.

Bằng cả trái tim thương yêu, sẻ chia, dạy dỗ các em với tinh thần “cô giáo như mẹ hiền”, trong những lời bộc bạch của cô Uyên, cô Quyên,.. chúng tôi cảm nhận được tình yêu của các cô dành cho những học sinh của mình.

Cô Vũ Thị Uyên đang tận tình dạy cho các em học chữ

Khác với nhiều cô giáo có thâm niên nhiều năm tại cơ sở này, cô Đỗ Thị Thanh Long, mới vào đây dạy cho biết: “Quê em ở Hải Dương, em được nhận về cơ sở này làm việc mới được 7 tháng, ban đầu xa nha buồn lắm. Lúc đầu mới đi dạy, lại dạy các em đặc biệt như mù, câm, điếc, thiểu năng trí tuệ. Để các em hiểu được những điều giáo viên cần truyền đạt quả là khó lắm. Thế nhưng trong một môi trường như thế đòi hỏi em phải cố gắng tập luyện, tiếp xúc, dạy bảo các em lâu ngày rồi cũng thành thói quen. Bây giờ  nếu một ngày tôi không lên lớp, không được gặp học trò của mình là tôi cảm thấy thiếu điều gì đó quan trọng lắm với cuộc sống của mình”.

Đến khát khao của trẻ tật nguyền

 Mỗi em học sinh ở đây, là một số phận đầy bất hạnh, các em phải đối mặt với tật nguyền, với những mặc cảm về số phận. Thế nhưng từ sự dạy bảo của các cô, những người thầy tận tụy các em đều miệt mài học tập say mê. Các em đều khát khao về một tương lai tốt đẹp, luôn hy vọng cuộc sống sẻ mỉm cười. Em Hơ Danh Hơ Đớc,dân tộc Êđê, bị cha mẹ bỏ rơi, thiểu năng trí tuệ tâm sự: “Năm nay em học lớp 5 rồi, em sẽ cố gắng học cho hết cấp III để có thể thi vào đại học. Mặc dù em sinh ra không được may mắn, em không có cha mẹ, nhưng em đã được các cô giáo ở đây chăm sóc, cho ăn học. Ước mơ sau này muốn trở thành một cô giáo, có thể làm nhưng công việc như các cô tại cơ sợ bây giờ”. Với cử chỉ bẽn lẽn, em Lưu Thị Xuân Thúy, 12 tuổi, bị thiểu năng vận động, khi được chúng tôi hỏi “Cháu vào đây từ bao giờ?”. Em chỉ trả lời một câu “Cháu cũng không nhớ”. Các cô ở đây cho biết em Thúy bị thương tật ở chân, vì vậy việc đi lại của em là vô cùng vất vả. Sau một hồi trò chuyện với chúng tôi Thúy cũng bày tỏ về mong ước của mình: “Mong muốn lớn nhất là em là cố gắng luyện tập để đôi chân có thể đi lại được bình thường, gắng sức học giỏi, ước mơ sau nay em sẻ trở thành trở một doanh nhân”.

Khác với em Thúy, em Trần Trung Đức, đôi tay đang cố gắng lần tìm những dòng chữ nổi trên tấm bảng dành cho người khiếm thính em Đức khoe với chúng tôi: “Hàng ngày em vẫn miệt mài học thuộc từ hai, đến ba dòng chữ nổi, em chỉ có điều ước duy nhất có một ngày mắt em sáng lại, được nhìn thấy bầu trời xanh, được đi thả diều, để em có thể làm được nhiều hơn nữa những việc tốt, giúp được nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn như em.”.

Em Trần Trung Đức đang miệt mài bên tấm bảng học chữ nổi

Một ngày với cơ sở dạy trẻ khuyết tật mà mọi người quen gọi là: “lớp học đặc biệt của những người đặc biệt”, chúng cảm phục trước tấm lòng của các cô giáo nơi đây. Tuy lớp học ở đây còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, về điều kiện học tập. Mỗi một học sinh ở đây đều mang trong mình một khát khao riêng, một nghị lực vượt khó, vượt lên hoàn cảnh chính mình, hướng về cuộc sống, về bầu trời phía trước. Tương lai của những đứa trẻ khuyết tật tại cơ sở này còn nhiều lắm những gian truân. Thế nhưng, phía trước các em vẫn luôn là bầu trời, mong các em sẻ luôn lạc quan, cố gắng thực hiệc ước mơ của mình. Chia tay “lớp học đặc biệt”, tôi thầm mong cho các em luôn gặp may mắn học tập tốt, hoàn thành những điều ước của mình. Nghị lực, phép mầu cuộc sống sẻ giúp các em vượt qua tất cả

Xuân Hướng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh