THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:44

Lộng ngôn, trò đánh bóng tên tuổi, thị uy vai vế rẻ tiền

 

Sáng thứ 6, vừa dắt xe ra khỏi ngõ, gặp ông hàng xóm đi tập thể dục về. Ông đáp lời chào của tôi bằng câu hỏi: “Sao thời buổi bây giờ lắm người lộng ngôn thế nhà báo?”. Tôi trả lời theo kiểu “buổi sáng vui vẻ”: “Quan bác ơi, thời nào bên cạnh anh hùng mà chẳng có yêng hùng”. Trái với sự hài hước của tôi, ông hàng xóm nghiêm trọng nói: “Yêng hùng có chốn của yêng hùng. Đằng này người ta lộng ngôn ở vỉa hè, quán cóc cho tới các diễn đàn quan trọng. Nhà báo không tin thì giở các báo ra sẽ thấy. Chắc nhà báo không thiếu báo chứ”.

Tiên liệu hai ngày nghỉ cuối tuần, thế nào ông hàng xóm cũng sang tranh luận tiếp vấn đề lộng ngôn, nên khi đến cơ quan, tôi  tìm đọc để làm vốn đối ứng.

Đúng như hàng xóm nói, trên các diễn đàn hiện nay, nhiều người quá lộng ngôn. Hình như họ lộng ngôn cho oai, cho sướng miệng, mà không lường hết được cái lợi, cái hại của những điều mình nói. Trong hội nghi thảo luận về chống tham nhũng, có vị phát biểu: “Hầu hết mọi lĩnh vực đều có tham nhũng. Người không tham nhũng bị người tham nhũng cô lập. Tham nhũng vặt và hối lộ công diễn ra phổ biến và nghiêm trọng. Hối lộ diễn ra trong cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán...” . Mọi người sẽ nghĩ gì với một xã hội mà hầu hết các lĩnh vực đều có tham nhũng, người không tham nhũng bị người tham nhũng cô lập?.Cái xấu át cái tốt như vậy còn đâu là pháp luật và đạo đức!

Lại có người hùng hồn phỏng đoán: Năm 2018, sẽ là năm tấn công nạn tham nhũng. Thế bây giờ các cơ quan chống tham nhũng đang làm gì? Củng cố lực lượng, án binh bất động, phòng thủ chờ đến 3 năm nữa mới tung lực lượng tấn công?..Từ đây đến đó để mặc cho tham nhũng hoành hành sao?

Trên các diễn đàn đang xảy ra tình trạng,  một số người không có gì để mất, lại không bị phạt nên cứ vô tư “đao to búa nhớn”, nói năng vô tội vạ;  một số  người phát biểu để vừa lòng một bộ phận nào đấy, dẫn đến mắc chứng bệnh đại ngôn, dai ngôn, cuối cùng hóa ra dại ngôn, hại ngôn.

Người xưa dạy: “Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trên các nghị trường, diễn đàn quan trọng, một số người lộng ngôn chỉ cốt để khoe mẽ, thỏa mãn cái tôi cá nhân, nhưng cái sự đại ngôn trên, vô tình không chỉ mất lòng một vài người, mà nghiêm trọng hơn nó còn ảnh hưởng xấu, làm mất niềm tin vào một số cơ quan công quyền thậm chí bôi đen xã hội.

Cách đây hơn 70 năm, một nhà cách mạng ở châu Âu đã nhắc: Loài người hãy cảnh giác. Mượn ý của tiền nhân, xin thưa với những người thông thái và những người tự cho mình là thông thái, tân tiến, khi phát ngôn cần phải cảnh giác và thận trọng, bởi lời nói như mũi tên đã bắn, không khéo há miệng mắc quai!.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh