THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:03

Lồng ghép giới trong các chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững tại Việt Nam

Mục tiêu của Hội thảo nhằm giới thiệu việc áp dụng Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm tại Việt Nam, chia sẻ về những điển hình tốt về lồng ghép giới trong hoạt động của các cơ quan chuyên ngành khác của Việt Nam. Từ đó, nâng cao nhận thức và năng lực về cách thức lồng ghép giới cho các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ công đoàn, đại diện người sử dụng lao động và các bên liên quan khác. Hội thảo có sự tham gia trực tuyến của Ban Thư ký ASEAN, đầu mối phụ trách hợp tác về lao động và phụ nữ của các nước thành viên ASEAN, các cơ quan chuyên ngành khác của ASEAN. Hội nghị cũng có sự tham dự trực tiếp của các đại biểu tại Hà Nội, bao gồm đại diện của các Bộ, ngành tại Việt Nam, các đơn vị liên quan thuộc Bộ, Hiệp hội, Văn phòng ILO và UN WOMEN tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan thông tấn báo chí.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu khai mạc Hội thảo

Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm hướng tới việc làm bền vững là kết quả của dự án do Việt Nam chủ trì trong Kế hoạch làm việc của các Bộ trưởng Lao động ASEAN giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch công tác của Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW) giai đoạn 2016-2020. Cùng với sự hỗ trợ của Quỹ Hợp tác ASEAN – Hàn Quốc, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women), Hướng dẫn và Cẩm nang thực hiện Hướng dẫn đã được ghi nhận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11 năm 2020 và chính thức ra mắt tại Hội thảo khu vực do Việt Nam tổ chức vào tháng 5 năm 2021. 

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) khẳng định Hướng dẫn góp phần nâng cao năng lực và nhận thức của các cán bộ nhà nước phụ trách lĩnh vực lao động và bình đẳng giới và các bên liên quan khác về quan điểm về giới trong các quyền cơ bản của con người và các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Theo đó, trong thời gian qua, nhằm thúc đẩy việc áp dụng Hướng dẫn này ở cấp quốc gia, các nước thành viên ASEAN đã nỗ lực rà soát những tiến bộ về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm trong thời gian qua, Từ đó, tìm ra những khoảng trống trong pháp luật và chính sách lao động và việc làm nhằm chỉnh sửa để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Ông hy vọng rằng, Hội thảo sẽ là cơ hội để chia sẻ những tiến bộ về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu và thảo luận sâu hơn về việc thúc đẩy lồng ghép giới và khả năng xây dựng những tài liệu tương tự trong các lĩnh vực chuyên ngành khác tại Việt Nam trong thời gian tới. Hội thảo cũng sẽ đem đến những kinh nghiệm cho nước thành viên ASEAN khác trong việc áp dụng Hướng dẫn ASEAN về lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm ở cấp quốc gia.

Ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu

Ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phát biểu

Tại Hội thảo, ông Lê Khánh Lương - Quyền Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) khẳng định: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc hoàn thiện thể chế, chính sách phù hợp với yêu cầu thực tiễn và các cam kết, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực mà Việt Nam đã tham gia là một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Để hướng tới việc hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới một cách hiệu quả, thực chất ở Việt Nam, chúng ta cũng cần từng bước nghiên cứu, vận dụng để tiến tới có những đề xuất trong xây dựng, ban hành các quy định cụ thể hơn về lồng ghép giới trong xây dựng chính sách, pháp luật nói chung và trong chính sách lao động và việc làm nói riêng, làm căn cứ để các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.          

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhấn mạnh việc giải quyết bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm đòi hỏi sư vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan

Bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhấn mạnh việc giải quyết bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm đòi hỏi sư vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan

Phát biểu tại Hội thảo, bà Ingrid Christensen, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam nhấn mạnh, việc giải quyết bất bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm đòi hỏi sư vào cuộc mạnh mẽ của các bên liên quan trong việc thu hẹp khoảng cách, tiến tới hài hòa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Bên cạnh đó, điều quan trọng không kém là xây dựng và vận hành cơ chế phối hợp và thực hiện liên ngành hiệu quả để đảm bảo các chính sách đi vào thực thi. Điều này cần được xem là nền tảng chính khi đánh giá những tiến bộ đạt được đối với việc lồng ghép giới vào các chính sách lao động và việc làm ở Việt Nam.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Tại Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu tổng quan về nội dung của Hướng dẫn và Kết quả rà soát việc lồng ghép giới trong chính sách lao động và việc làm tại Việt Nam. Tiếp đó, đại diện của các Bộ Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Tài Nguyên Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có phần chia sẻ về những điển hình tốt về lồng ghép giới trong các hoạt động chuyên ngành của mình. Từ đó, các đại biểu đã nghiên cứu và thảo luận sâu hơn việc áp dụng hiệu quả Hướng dẫn tại cấp quốc gia trong thời gian tới, cụ thể là sáng kiến xây dựng - Bảng kiểm về lồng ghép giới trong các hoạt động của doanh nghiệp.

THÙY HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh