CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:15

Lo âu không phải yếu đuối, tức giận không phải mạnh mẽ

Chứng lo âu là trạng thái mà bạn cảm thấy sợ hãi hay lo lắng đối với những điều bình thường xảy ra hàng ngày trong cuộc sống của bạn. Sự lo lắng kéo dài sẽ dần chuyển sang cảm xúc tức giận. Lo lắng xuất phát từ việc bị kích thích quá mức từ môi trường sống, làm việc căng thẳng hoặc trong tình huống cảm thấy không an toàn. Ngược lại, tức giận lại thường bắt nguồn từ sự thất vọng. 

Thông thường, khi sự lo lắng không được thể hiện, nó có thể dẫn tới cơn tức giận. Khi chúng ta sợ hãi hoặc lo lắng về điều gì đó, chúng ta thường trở nên tức giận một cách vô thức, như một cách để cảm thấy như thể chúng ta đang kiểm soát được sự lo lắng của mình.

Mối liên hệ giữa 2 cảm xúc lo âu và tức giận

Lo âu không phải yếu đuối, tức giận không phải mạnh mẽ: Chỉ khi hiểu được bản chất của cảm xúc, bạn mới kiểm soát được chính mình - Ảnh 1.

Đều là một phần trạng thái của con người

Lo lắng và tức giận đều là cảm xúc khi chúng ta cảm thấy mọi thứ đang diễn ra không theo ý muốn. Có thể thấy, tức giận là mức độ cao hơn của lo lắng. Đôi khi, sự lo lắng và tức giận trong nhiều trường hợp lại là hợp lý vì nó có thể dẫn tới những thay đổi tốt hơn trong cuộc sống của chúng ta.

Có những biểu hiện thể chất giống nhau

- Cơ thể giải phóng hormone.

- Nhịp tim đập nhanh hơn.

- Tức ngực.

- Cơ bắp bị siết chặt.

- Cảm thấy sốt ruột, nóng vội.

- Có thể có các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.

- Đau đầu.

Những biểu hiện này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn trở về trạng thái bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn gặp vấn đề với chứng rối loạn lo âu kéo dài, việc giải phóng các hormone thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Cùng xuất phát từ nguyên nhân về tâm lý

Các nhà tâm lý học đã đưa ra ý kiến rằng, lo lắng và tức giận cũng tương tự như trạng thái mất kiểm soát. Nói cách khác, khi đối mặt với một tác nhân gây căng thẳng mà bạn cảm thấy mình không có sự chuẩn bị để đối phó với tác nhân đó, bạn sẽ trở nên lo lắng. Trong trường hợp bạn cảm thấy tác nhân đó có mối đe dọa nghiêm trọng hơn, sự lo lắng đó thậm chí sẽ biến thành sự tức giận. Mặt khác, sự tức giận nếu không được kiểm soát tốt, bạn sẽ có nguy cơ mắc chứng lo âu kéo dài.

Đều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Sự lo lắng và tức giận vô độ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Các nghiên cứu đã chỉ ra lo lắng và tức giận có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

- Các vấn đề với phổi như hen suyễn

- Đau đầu

- Bệnh tim

- Mệt mỏi

- Huyết áp cao

- Mất ngủ

Các triệu chứng lo âu dẫn tới sự tức giận

Những người bị lo âu thường khó đi vào giấc ngủ hoặc khó ngủ và do đó bị thiếu ngủ. Theo thời gian, thiếu ngủ có thể khiến mọi người trở nên nhạy cảm hơn với những vấn đề nhỏ nhặt trong cuộc sống và kết quả là khó kiểm soát được cảm xúc, dễ nổi giận...

Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường cứng nhắc trong các thói quen hàng ngày của họ vì nỗi sợ hãi về những điều chưa biết thường. Khi có điều gì đó làm gián đoạn thói quen hàng ngày, cá nhân đó không biết cách đối phó với sự thay đổi đó, dẫn tới sự lo lắng, dễ nổi giận...

Cách để kiểm soát sự lo lắng và cơn tức giận

Lo âu không phải yếu đuối, tức giận không phải mạnh mẽ: Chỉ khi hiểu được bản chất của cảm xúc, bạn mới kiểm soát được chính mình - Ảnh 2.

Vận động

Một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người vận động, ví dụ như chạy bộ trên máy trong 20 phút có thể giảm bớt sự lo lắng và tức giận đã có trước đó. Thậm chí, chạy bộ trong môi trường thiên nhiên nhiều cây cối, bạn sẽ cảm thấy vui vẻ hơn.

Thực hành chánh niệm

Bạn có thể thực hành chánh niệm thông qua việc thiền định để nhìn nhận những gì đang khiến bạn lo lắng, tức giận mà không kèm theo sự phán xét, thay đổi cảm xúc bạn đang có. Các bài tập thiền định này sẽ có tác dụng giải tỏa cả sự lo lắng và tức giận của bạn.

Tập các bài tập thở và mát-xa

Tập thở đúng cách như thở chậm (ít hơn 6 nhịp mỗi phút) hay đi mát-xa toàn thân có thể giúp bạn bớt căng thẳng và thoải mái hơn.

Theo Healthline

Lưu Ly

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh