CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:20

Linh thiêng Lễ Tế Âm hồn tưởng nhớ nghĩa sĩ và dân chúng tử vong trong Thất thủ Kinh đô Huế 1885

 

 - Ảnh 1Lễ Tế Âm hồn được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức vào sáng 26/6


Vào lúc 6 giờ sáng 26/6 (nhằm ngày 24/5 Âm lịch), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Tế Âm hồn năm 2019, tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố Thất thủ Kinh đô năm 1885. Đây là năm thứ 3  Lễ tế Âm Hồn tại đàn Âm hồn được tổ chức. Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Lễ Tế năm nay được tổ chức theo hình thức kêu gọi sự tự nguyện đóng góp, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong xã hội để buổi lễ được tổ chức long trọng và phù hợp chuẩn mực của một nghi lễ (bậc trung tự) trong nghi lễ cúng tế của triều đình nhà Nguyễn ở đàn Âm hồn.

Lễ tế do ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì và diễn ra trong gần một giờ đồng hồ với nhiều nghi thức như lễ Quán tẩy (rửa tay), lễ Thượng hương (dâng hương), lễ Hiến tước (dâng rượu)...

Người dân và du khách cũng được tham gia dâng hương tưởng nhớ những người đã khuất sau khi phần lễ tế kết thúc.

 

 - Ảnh 2Từ năm 2017, Lễ Tế được tổ chức thành 1 sự kiện chính thức do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thực hiện


Được biết, Lễ Tế Âm hồn vốn là 1 tín ngưỡng tâm linh dân gian và đầy tính nhân văn được người người dân Cố đô Huế thực hiện, gắn liền với sự kiện Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885. Theo đó, cứ vào dịp 23/5 Âm lịch hàng năm (ngày chính lễ), người dân thành phố Huế và các địa bàn lân cận sẽ chuẩn bị lễ cúng để cúng tế. Lễ Tế được tổ chức từ khuôn khổ trong gia đình đến Lễ do người trong cùng tổ dân phố, thôn xóm, tổ chức, đoàn thể,…thực hiện. Lễ Tế lớn nhất do người dân tổ chức thường diễn ra tại Miếu Âm hồn (đường Mai Thúc Loan, TP. Huế). Riêng đối với tư gia, thì có thể tùy theo từng gia đình mà tổ chức từ ngày 23/5 đến ngày 30/5.

Theo tài liệu lịch sử, ngày  23/5 Âm lịch (5/7/1885), Kinh thành Huế thất thủ trước sự tấn công của quân Pháp, hàng nghìn quan quân và dân chúng đã tử vong trong cảnh binh đao hỗn loạn. Ngày 23/5 Âm lịch từ đó trở về sau đã biến thành ngày giỗ lớn, ngày "quẩy cơm chung" hằng năm của cả thành phố Huế. Họ cúng cho tất cả những người tử nạn: quân sĩ, dân chúng, quan lại, thợ thầy, do nhiều nguyên do.

Năm 1894, vua Thành Thái cho xây đàn Âm Hồn và hàng năm vào ngày 23/5 âm lịch, triều Nguyễn đều cử hành lễ tế với mâm cỗ có tam sanh gồm trâu, dê, lợn và xôi.

Ngày 5/12/2013, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký quyết định công nhận di tích Đàn Âm hồn là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Cùng với đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Đàn Âm hồn là công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng ở Huế do triều đình nhà Nguyễn xây dựng, được xem là đài liệt sĩ đầu tiên, biểu trưng cho tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam cuối thế kỷ 19.

 

 - Ảnh 3Đây vốn là 1 nghi lễ tâm linh được người dân Cố đô Huế thực hiện vào dịp 23/5 Âm lịch hàng năm để tưởng nhớ nghĩa sĩ và dân chúng đã tử vong trong sự kiện Thất thủ Kinh đô Huế vào năm 1885


 - Ảnh 4Khi vua Thành Thái thời phong kiến nhà Nguyễn cho xây dựng Đàn Âm hồn, triều đình cũng cử hành lễ tế và thuộc bậc trung tự trong nghi lễ cúng tế của triều đình


 - Ảnh 5

 - Ảnh 6

 - Ảnh 7

Các vật phẩm được chuẩn bị cho Lễ Tế


 - Ảnh 8

 - Ảnh 9

 - Ảnh 10Trống, chiêng và đội quân nhạc phục vụ Lễ Tế


 - Ảnh 11Khi phần nghi lễ chính thức kết thúc, mọi người đều có thể vào dâng hương tỏ lòng thành kính

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh