CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:12

Lễ hội tưởng niệm chủ chợ Cao Lãnh

 



Tương truyền ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cương trực, thẳng thắn nên được dân làng chọn giữ chức Câu đương, phân xử những vụ tố tụng trong làng. Cộng với tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê.

Nơi đây thuận tiện cả đường sông, đường bộ nên dân làng thường tụ tập để trao đổi, mua bán cây trái và hàng hóa ngày. Người đến đông dần, gia đình ông bà khá giả dần lên

Năm 1820  bệnh dịch tả phát lên dữ dội làm chết rất nhiều người trong làng, ông bà đã lập bàn hương án, cầu nguyện phật trời xin chết thay cho dân chúng. Qua ba ngày cầu khẩn, chay lạt lần lượt ông, bà lâm bệnh qua đời. Khi ông bà được chôn cất xong, bệnh dịch tả từ từ chấm dứt. Hàng năm dân chúng đều làm lễ cúng bái ông bà long trọng.

Từ đó, chợ Ông Câu, được gọi là chợ Câu Lãnh, nay gọi là Cao Lãnh. Lần hồi Cao Lãnh trở thành một địa danh cho đến ngày nay.

Do ngôi đền nằm ở trung tâm thành phhố, lại có không gian rộng lớn nên rất thuận tiện cho mọi người đến viếng thăm, cúng bái. Ngôi đền được trang hoàng lộng lẫy với cổng tam quan to, chắc chắn, được trang trí rực rỡ, với kiến trúc đền miếu Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX.

Với những gì còn lưu giữ được ngày nay, đền thờ ông bà chủ chợ đã được UBND tỉnh Đồng Tháp xếp hạng di tích văn hóa  vào ngày 20 tháng 4 năm 2001.

Năm nay, Lễ hội diễn ra từ ngày 11, 12 và 13/7 (nhằm mùng 8, 9 và 10/6 âm lịch) với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, như: trò chơi dân gian, đồng diễn dưỡng sinh, chương trình ca múa nhạc tổng hợp... để phục vụ người dân trong và ngoài tỉnh đến cúng bái và vui chơi. 

Thiên Hướng/báo Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh