CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:01

Lễ hội - Điểm nhấn du lịch Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có tiềm năng du lịch rất lớn, đây là một trong số ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn. 

Nổi bật nhất là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với cố đô Huế nơi còn bảo tồn gần như nguyên vẹn tổng thể kiến trúc đô thị cổ với một hệ thống các lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền trong không gian hài hoà của thiên nhiên với những Sông Hương, Núi Ngự được coi là một kiệt tác kiến trúc đô thị cổ đẹp của khu vực Đông Nam Á và thế giới. 

Nét đặc sắc của văn hoá Thừa Thiên Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá cung đình. Nền văn hoá này ngày nay đang được nâng niu, giữ gìn và phát triển. Với một số lễ hội tiêu biểu đã góp phần tạo nên nét riêng biệt và đặc sắc của du lịch Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Điện Hòn Chén

Lễ hội diễn ra một năm 2 kỳ: Tháng 2 (lễ xuân tế) và tháng 7 (lễ thu tế). Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chức trên núi Ngọc Trán và đình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội suy tôn Thiên Y A Na thánh mẫu ( mẹ xứ sở) theo truyền thuyết Chăm là Thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối rừng gỗ quý và dạy dân cách trồng trọt. 

Lễ hội - Điểm nhấn du lịch Thừa Thiên Huế - Ảnh 1.

Lễ hội Điện Hòn Chén được tổ chức 2 kỳ trong năm

Đây là lễ hội dân gian ở Huế với nhiều nghi  thức hấp dẫn tạo nên một không khí tôn giáo thiêng liêng giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nên thu hút hàng vạn khách thập phương tham dự.

 Vật võ làng Sình

Làng Sình nằm ở bên bờ nam sông Hương thuộc huyện Hương Phú. Hàng năm, cứ đến ngày 10 tháng 1 âm lịch, các lò vật trong vùng nô nức kéo đến hội vật võ làng Sình để tranh tài giật giải. 

Lễ hội - Điểm nhấn du lịch Thừa Thiên Huế - Ảnh 2.

Lễ hội vật võ làng Sình thu hút đông đảo du khách tham dự cổ vũ

Lễ hội vật võ làng Sình diễn ra rất đông vui nhộn nhịp, ngoài trai tráng dân làng còn có hàng ngàn thanh niên nam nữ từ các huyện và thành phố Huế kéo về. 

Vật võ làng Sình là truyền thống thượng võ đẹp của người dân xứ Huế trong nhiều thế kỷ qua.

Đua trải

Bơi trải là một lễ hội dân gian được tổ chức vào đầu mùa xuân. Tục bơi trải có nguồn gốc cầu mưa từ thời cổ xưa của cư dân sống nghề nông nghiệp. Nó là một bộ phận trong nghi lễ cầu mưa, cầu ngư mong muốn có một vụ mùa thắng lợi. 

Tục đua chải hàng năm được tổ chức tại sông Hương ( bến Phu Văn Lâu) trước đây do triều đình tổ chức, nay vẫn được duy trì. Nghi lễ cúng bái trước cuộc đua phải thực hiện những quy định nghiêm ngặt.

Đua trải cũng là một cuộc tranh tài thể lực, cuộc đua này rất hấp dẫn, thể hiện tài năng khéo léo cùng kinh nghiệm của những con người theo nghề sông biển ở Thừa Thiên Huế.

Lễ hội Festival Huế

Festival Huế là một Lễ hội du lịch văn hoá lớn, có tầm vóc quốc gia và quốc tế nhằm tăng cường mối quan hệ đối ngoại về mặt văn hoá giữa các nước tham gia lễ hội thông qua việc giới thiệu bản sắc văn hoá Việt nam với các vùng văn hoá đặc trưng Huế, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Tây Bắc với văn hoá các nước Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia. 

Festival Huế lần thứ X diễn ra từ ngày 27/4/2018 đến ngày 2/5/2018 đã thành công rực rỡ. Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế náo nức trong bầu không khí lễ hội với nhiều loại hình nghệ thuật đặc sắc, ấn tượng, đa sắc màu văn hóa tạo nên diện mạo, sức sống mới của vùng đất Cố đô. 

Lễ hội - Điểm nhấn du lịch Thừa Thiên Huế - Ảnh 3.

Festival Huế năm 2018 thu hút gần 1,2 triệu lượt người tham dự

Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục ngàn khán giả như chương trình khai mạc, chương trình bế mạc, chương trình nghệ thuật "Văn hiến Kinh kỳ", Lễ hội đường phố "Sắc màu văn hoá", chương trình nghệ thuật "Âm vọng Sông Hương", chương trình nghệ thuật "Toả sáng niềm tin", chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn, chương trình Áo dài "Huế vàng son", Liên hoan Hát Văn, Hát Chầu Văn toàn quốc… cũng như các sân khấu biểu diễn hàng đêm tại khu vực Đại Nội và Cung An Định hay các sân khấu cộng đồng trên địa bàn thành phố. 

Ngoài ra, các hoạt động hưởng ứng tại Festival Huế đã thu hút số lượng lớn khán giả tham gia: "Chợ quê ngày hội" có khoảng 220.000 lượt; Hội chợ Thương mại quốc tế với trên 100.000 lượt; "Hương xưa làng cổ" với trên 10.000 lượt; Liên hoan ẩm thực quốc tế có trên 300.000 lượt; Lễ hội "Sắc màu tuổi thơ" với 5.000 lượt …

Với một kỳ Festival rực rỡ sắc màu, khắc họa đậm nét một vùng di sản, tạo không khí tưng bừng, sôi động cho mảnh đất Cố đô Huế vốn được biết đến với nhịp sống yên bình, trầm mặc. 

Festival Huế 2018 đã thu hút gần 1,2 triệu lượt người tham dự và theo số liệu thống kê từ Sở Du lịch Thừa Thiên Huế cho thấy lượng khách đến Huế tăng khoảng 400.000 khách.

Bên cạnh các lễ hội truyền thống, Thừa Thiên Huế còn thu hút một lượng đông đảo khách du lịch bởi các loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc như ca Huế, nghệ thuật thả diều và đặc biệt là các món ăn Huế. Đây chính là nguồn tài nguyên vô giá để Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến yêu thích của du khách trong hiện tại và tương lai.

                                                                   

Nguyễn Thị Thanh Hương ( Khoa Kiến thức cơ bản - Cơ sở ngành - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh