Lao động nghỉ việc sai quy định: Khó cả đôi bên
- Bài thuốc hay
- 15:18 - 12/11/2016
Nhiều lao động nghỉ việc sai quy định
Hai năm gắn bó với Công ty TNHH Panasonic Việt Nam, Nguyễn Vân Anh (23 tuổi) tự nghỉ việc, với mong muốn tìm chỗ làm mới có thu nhập cao và chế độ đãi ngộ tốt hơn. Tuy nhiên, trong hơn nửa năm, Vân Anh vẫn không tìm được công việc như ý muốn, thậm chí đi xin việc liên tục bị từ chối… Lý do là các doanh nghiệp đánh giá thấp sự gắn bó của Vân Anh đối với họ.
Người lao động cần được quan tâm chăm lo tốt hơn. Ảnh minh họa
Ông Cao Văn Thắng, quản lý nhân sự một doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho biết, tại doanh nghiệp của ông, không chỉ NLĐ trực tiếp sản xuất, mà chính nhân viên phụ trách bảo hiểm tại doanh nghiệp cũng tự nghỉ việc. Khi công ty không đồng ý cho nhân viên này nghỉ việc, vì phải có thời gian bàn giao công việc, nhưng họ vẫn lấy lý do gia đình có việc riêng xin nghỉ 2 ngày rồi nghỉ làm luôn.
Những trường hợp NLĐ tự ý nghỉ việc như kể trên không hiếm. Bà Lê Thu Hà, Trưởng phòng Nhân sự (Công ty TNHH Elentec Việt Nam, KCN Quang Minh, Mê Linh) dẫn chứng: Hiện Công ty Elentec có hơn 3.600 lao động, trong đó lao động nữ chiếm khoảng 80%.
Số lượng công nhân “ra - vào” thay đổi liên tục đã ảnh hưởng tới việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đồng thời còn khiến nhân viên phụ trách bảo hiểm phải liên tục cập nhật thông tin để báo cho cơ quan BHXH. Thậm chí, DN phải “giữ hộ” sổ BHXH do NLĐ không quay lại đơn vị.
Hiện nay, các doanh nghiệp luôn có sự cạnh tranh nguồn lao động; do đó NLĐ có điều kiện lựa chọn công việc với thu nhập cao hơn, điều kiện làm việc và các chế độ phúc lợi tốt hơn... Có thể xem đây là tín hiệu tốt khiến vai trò của NLĐ trong doanh nghiệp được coi trọng, thu nhập của họ cũng sẽ được nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng NLĐ tự ý bỏ việc lại ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần quan tâm chăm lo người lao động
Theo ông Lê Văn Huân, Chủ tịch CĐ Công ty TNHH Sung Woo Vina (KCN Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang), nguyên nhân NLĐ tự ý bỏ việc là do một bộ phận lao động có ý thức kỷ luật kém; song cũng có tình trạng một số doanh nghiệp muốn giữ chân NLĐ nên đưa ra các quy định gây khó dễ cho NLĐ khi muốn chấm dứt HĐLĐ khiến NLĐ cực chẳng đã phải tự ý nghỉ việc.
Để hạn chế tình trạng NLĐ tự ý bỏ việc, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương phù hợp, đảm bảo mức lương của đơn vị không quá chênh lệch so các đơn vị khác. Doanh nghiệp cần quan tâm chăm lo NLĐ thông qua thực hiện các chế độ phúc lợi như tiền trợ cấp xăng xe, chuyên cần, thâm niên, nhà ở, trợ cấp phụ nữ hàng tháng, trợ cấp nuôi con nhỏ, đặc biệt là cải thiện bữa ăn ca... để NLĐ yên tâm làm việc. Đặc biệt, doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chế độ chính sách với NLĐ theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi tổ chức CĐ hoạt động, vì CĐ sẽ thay mặt cho DN thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tuyên truyền các chính sách pháp luật cho NLĐ |
“Dù vì bất cứ lý do nào, việc NLĐ tự ý nghỉ việc cũng khiến NLĐ thiệt thòi vì bị ngắt quãng thời gian đóng, hưởng BHXH, BHYT, bị doanh nghiệp trừ các khoản phụ cấp, và phạt lỗi " chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật”, còn doanh nghiệp thì phải chịu hệ lụy là bài toán thiếu nhân sự”- ông Huân nói.
Do đó, các chuyên gia lao động khuyên rằng, NLĐ cần cân nhắc nghỉ việc theo đúng quy định pháp luật để tránh bị ngắt quãng thời gian đóng, hưởng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; không bị phạt lỗi chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật…
Về phía doanh nghiệp, để hạn chế tình trạng NLĐ tự ý bỏ việc, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần có chính sách tiền lương phù hợp, đảm bảo mức lương của đơn vị không quá chênh lệch so các đơn vị khác.
Doanh nghiệp cần quan tâm chăm lo NLĐ thông qua thực hiện các chế độ phúc lợi như tiền trợ cấp xăng xe, chuyên cần, thâm niên, nhà ở, trợ cấp phụ nữ hàng tháng, trợ cấp nuôi con nhỏ, đặc biệt là cải thiện bữa ăn ca... để NLĐ yên tâm làm việc.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần thực hiện đúng các chế độ chính sách với NLĐ theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi tổ chức CĐ hoạt động, vì CĐ sẽ thay mặt cho DN thực hiện công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tuyên truyền các chính sách pháp luật cho NLĐ. CĐ cũng sẽ là cầu nối nắm bắt tâm tư nguyện vọng của NLĐ để tham mưu với DN đưa ra những chính sách giữ chân NLĐ.
“DN hãy nhìn nhận vai trò thực sự của NLĐ, xác định NLĐ là quan trọng nhất, là người trực tiếp làm ra của cải, lợi nhuận cho DN và NLĐ cũng xứng đáng là người đầu tiên được hưởng thành quả của mình một cách xứng đáng- Ông Lê Văn Huân chia sẻ.