THỨ BẨY, NGÀY 09 THÁNG 11 NĂM 2024 02:12

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm


Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 1.

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, Thanh Trì, Hà Nội) được biết đến là ngôi làng có truyền thống sản xuất bánh chưng với tuổi đời hàng trăm năm.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 2.

Bà Phạm Thị Tuyết (58 tuổi) - chủ một cơ sở sản xuất bánh chưng cho hay, các hộ dân ở đây bận rộn nhất từ ngày rằm tháng Chạp đến hết 3 tháng đầu năm.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 3.

Để có được mẻ bánh ngon, mềm, đạt chất lượng, ngay từ khâu nguyên liệu người làm bánh đã phải chuẩn bị công phu.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 4.

Nguyên liệu làm bánh chưng bao gồm: Lá rong, gạo nếp nhung hoặc nếp cái hoa vàng còn nguyên cám, đỗ lọc vỏ, thịt lợn ba chỉ hoặc thịt vai ướp với các gia vị như nước mắm, hạt tiêu sọ...

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 5.

Anh Nguyễn Văn Mão - người làng Tranh Khúc chia sẻ thêm, đỗ dùng trong bánh chưng là loại tách vỏ, sau khi ngâm sẽ được đồ với chút muối và được làm nhuyễn. Sau đó, đỗ được mang đi bọc với thịt đã tẩm ướp.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 6.

Trước khi gói, lá dong được rửa sạch.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 7.

Sau đó lau khô và tước xơ như thế này.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 8.

Mặc dù bận rộn nhưng khi có du khách muốn trải nghiệm công việc gói bánh chưng, bà Tuyết sẵn sàng chia sẻ.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 9.

Người dân làng Tranh Khúc không dùng khuôn mà vẫn gói bánh thủ công bằng tay. Làm dâu làng Tranh Khúc từ năm 1982, bà Tuyết phải mất 2 năm mới có thể gói được chiếc bánh vuông vức, không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 10.

Để công việc sản xuất bánh chưng vừa đạt chất lượng cũng như số lượng, các cơ sở sản xuất bánh chưng ở Tranh Khúc đều có sự phân công chuyên nghiệp. Trong đó, người ngâm gạo, người rửa lá, người làm đỗ, người gói bánh, người luộc bánh...

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 11.

Người gói bánh thường là người khéo tay, có kinh nghiệm.

Hiện nay, dân làng Tranh Khúc không còn sử dụng bếp than, củi để luộc bánh mà đã chuyển sang dùng bếp điện hoặc nồi hơi. Nồi hơi giúp luộc được nhiều bánh hơn, ngon hơn, tuy nhiên giá thành đầu tư cũng cao hơn. 
Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 13.

Thời gian để luộc bánh theo tiêu chuẩn là từ 9 - 11 tiếng. Sau khi luộc, lúc bóc bánh ra, bánh không bị nhão, cắt miếng bánh ta thấy mềm nhưng vỏ bánh vẫn có độ săn nhất định.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 14.

Sau khi luộc chín, ép nước, bánh làng Tranh Khúc được cho vào túi nilon, ép chân không.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 15.

Việc ép chân không giúp sản phẩm giữ được lâu hơn, không bị mốc, đảm bảo thẩm mỹ.

Làng sản xuất bánh chưng Hà Nội tất bật ngày cuối năm - Ảnh 16.

Từ làng quê nghèo, gần 20 năm trở lại đây, nhờ phát triển nghề truyền thống của cha ông mà cuộc sống của người dân Tranh Khúc thay đổi rõ rệt. Nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên, số lượng xe ô tô riêng cũng tăng đáng kể.

Theo MINH ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh