CHỦ NHẬT, NGÀY 08 THÁNG 09 NĂM 2024 09:06

“Làng Chăm” ở Bình Phước giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Phát triển kinh tế- xóa đói giảm nghèo

Nói về lịch sử người Chăm trên đất Bình Phước, giáo cả Ramahim - thánh đường hồi giáo Phú Riềng cho biết: Theo chủ trương của Nhà nước, những năm 80 của thế kỷ trước, người Chăm ở TP Hồ Chí Minh đến Bình Phước để xây dựng khu kinh tế mới.

Thời gian đầu, người Chăm đến Bình Phước chỉ quen lối sống và tập quán sinh hoạt của dân tộc Chăm, ít giao tiếp với bên ngoài. Nay thì đã khác, được sự quan tâm của chính quyền, người Chăm ở Bình Phước đã có cuộc sống ấm no hơn trước nhiều. Con em người Chăm cũng được đến trường đi học như con em bao dân tộc khác…

Để giúp người Chăm ổn định cuộc sống, kinh tế văn hóa ngày càng phát triển, thời gian qua, các cấp chính quyền ở Bình Phước đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ người Chăm xây dựng cuộc sống mới

Để giúp người Chăm ổn định cuộc sống, kinh tế văn hóa ngày càng phát triển, thời gian qua, các cấp chính quyền ở Bình Phước đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ người Chăm xây dựng cuộc sống mới

Để giúp người Chăm ổn định cuộc sống, kinh tế văn hóa ngày càng phát triển, thời gian qua, các cấp chính quyền ở Bình Phước đã đặc biệt quan tâm hỗ trợ người Chăm xây dựng cuộc sống mới. Mở rộng trường lớp để đón nhận con em người Chăm vào học.

Các chương trình quốc gia 134; 135; xóa đói giảm nghèo; các dự án hỗ trợ cây - con - giống; chương trình trợ cước, trợ giá các mặt hàng thiết yếu; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng cơ sở hạ tầng; cho vay vốn ưu đãi để chăn nuôi, sản xuất… đã tạo nguồn động lực lớn, giúp người Chăm hòa nhập với cộng đồng. Từ đó, đời sống kinh tế, xã hội của người Chăm ở Bình Phước đã có những chuyển biến tích cực.

 

Đến vùng đồng bào Chăm ở Bình Phước, chúng tôi thấy ai ai cũng phấn khởi và ngập tràn hạnh phúc. Ông Yac Far chia sẻ: " Những năm qua, được Đảng và Nhà nước quan tâm, hỗ trợ bằng nhiều chính sách nên đời sống của người Chăm ở Bình Phước chúng tôi ai cũng có cái ăn, cái mặt và ngày càng phát triển".

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Phước, thực hiện các chính sách dân tộc, nhất là công tác xóa đói, giảm nghèo, trong năm 2020, tỉnh Bình Phước đã nỗ lực giảm 1.755 hộ nghèo là đồng bào DTTS. Trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, tỉnh Bình Phước đã huy động nhiều nguồn lực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, nhất là các hộ nghèo, cận nghèo và người có uy tín trong cộng đồng và các già làng. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức gặp mặt các già làng, người có uy tín, chức sắc tôn giáo để thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, đồng thời tuyên dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân tiêu biểu.

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Người Chăm ở tổ 6, ấp Tân Phú, xã Thuận Phú (Đồng Phú) là cộng đồng Chăm Islam Nam bộ. Họ di cư từ tỉnh Tây Ninh sang làm kinh tế mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước từ thập niên 90 của thế kỷ trước.

Cộng đồng người Chăm ở ấp Tân Phú sống quần tụ, hòa thuận, tương trợ lẫn nhau và có quan hệ giao lưu văn hóa mật thiết với cộng đồng người Kinh và các cụm dân cư dân tộc thiểu số. Khi đi xây dựng vùng kinh tế mới, cộng đồng người Chăm vẫn duy trì các tập tục văn hóa và tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc mình.

Theo kết quả kiểm kê của tỉnh Tây Ninh (Bình Phước chưa thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể đối với người Chăm), tập quán xã hội của người Chăm Islam có 13 nghi lễ chính, đó là: nghi lễ cầu an, lễ hỏi, lễ cưới, lễ dâng hiến, lễ cắt tóc và đặt tên cho trẻ, lễ lên nhà mới, lễ mừng sinh nhật Đấng Nabi Mohammed, lễ Ramadan, lễ tạ ơn, lễ tang, lễ thăng thiên, lễ xả chay và lễ mừng học trò thuộc Kinh Coran.

Đồng bào dân tộc ở Bình Phước luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

Đồng bào dân tộc ở Bình Phước luôn giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc

Ngoài ra, họ còn có 7 tập tục hình thành một hệ thống luật tục trong xã hội Chăm ở Tây Ninh đó là: tín ngưỡng dân gian, tục tập quán - cư trú, tục ăn uống - ẩm thực, tục mặc, tục sinh đẻ, tục cắt da quy đầu, tục ly dị.

Đa phần tập tục của đồng bào Chăm ở Bình Phước đều được các gia đình, dòng tộc người Chăm định cư tại tổ 6, ấp Tân Phú, giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ, tiêu biểu như tập tục cưới hỏi, tang ma, cắt tóc và đặt tên cho trẻ, trang phục truyền thống..., các lễ nghi đạo Hồi của người Chăm Islam cũng được duy trì thường xuyên.

Khi nói đến cộng đồng người Chăm định cư tại tổ 6, ấp Tân Phú, không thể không nói đến việc duy trì các nghi thức, nghi lễ được tiến hành theo đạo Hồi tại thánh đường Nô Rôn Islam trong khu dân cư của cộng đồng. Hoạt động của cộng đồng Chăm tại đây theo Hồi giáo chính thống, chỉ tôn thờ Thánh Ala, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần. Tín đồ là nam tắm rửa sạch sẽ, y phục chỉnh tề đến thánh đường làm lễ vào trưa thứ 6 hằng tuần. Tín đồ nữ được làm lễ tại nhà. Các tín đồ thực hiện nghiêm túc giáo lý, giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như nhịn ăn tháng Ramadan.

Thời gian qua, việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện hiệu quả

Thời gian qua, việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện hiệu quả

Đối với người Chăm Islam, trong đời mỗi người đàn ông sẽ có ít nhất một lần hành hương đến thánh địa Mecca. Trao đổi với chúng tôi, Giáo cả Chàm Sa cho biết ông đã được hành hương đến giáo đường Mecca vào dịp lễ Hachi (tháng 10-2015) theo lời mời của Hoàng gia Ả Rập Saudi qua sự giới thiệu và lựa chọn của Ban đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh vì ông là một trong những Giáo cả tiêu biểu. Trong chuyến đi, thời gian ông lưu lại Vương quốc Ả Rập Saudi 8 ngày và hành lễ tại thánh đường Mecca. Các tín đồ đã hành hương đến thánh địa Mecca được mang tước hiệu Hadji và được tín đồ khác kính trọng.

Hiện nay, Bình Phước có 39 di tích lịch sử - văn hóa. Trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 11 di tích quốc gia, 23 di tích cấp tỉnh được xếp hạng và gần 60 di tích khác đã được lập hồ sơ quản lý. Đây là những tài sản quý trong kho tàng di sản văn hóa ở Bình Phước nói riêng và cả nước nói chung. Do đó, việc gìn giữ, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa luôn được tỉnh quan tâm và thực hiện hiệu quả. Thông qua hoạt động tham quan, về nguồn, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu giá trị lịch sử, văn hóa ở địa phương được đẩy mạnh, giúp người dân và du khách nâng cao ý thức và hành động bảo vệ, gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa của di tích, lễ hội của các dân tộc.

PL

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
2 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh