THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:08

Làm người trí tuệ: "2 không" nhiều- ít-“hôi”

Nói về làm người, mỗi người sẽ có một quan điểm và nguyên tắc riêng. Bất kể dùng phương thức gì để đối nhân xử thế, chúng ta ai cũng muốn làm một người đáng để được nhắc tới, được nhớ tới trong lòng người khác.

Nguyên tắc làm người tới cực phẩm đó là: Mạc sầu tiền lộ vô tri kỉ, thiên hạ thùy nhân bất tri quân.

Ý muốn nói, không sợ ngày sau không gặp được tri kỉ, thiên hạ này có ai là không biết tới "quân".

Nếu có thể đạt tới trình độ mà ai gặp cũng yêu cũng quý như vậy, cuộc đời như vậy, còn gì viên mãn hơn.

Nhưng vì sự giới hạn của môi trường, của tri thức, của tầm nhìn, nên không có nhiều người có thể đạt được tới cảnh giới này. Nhưng dù không thể đạt được tới cảnh giới ấy, chúng ta cũng vẫn có thể làm một người trí tuệ, hai không nhiều, hai không ít, hai không chiếm, sống một cách an nhiên, không thẹn với lòng.

Không nhiều lời

Nói nhiều ắt có sơ hở. Làm người đừng nói quá nhiều, đừng suốt ngày lảm nhảm mấy chuyện không đâu. Một người dù có giỏi ăn nói tới đâu thì nếu nói quá nhiều, ắt sẽ không cẩn thận mà nói ra những điều vốn dĩ không nên nói.

Ngược lại, người nói ít thường là những người điềm tĩnh, kiểu người này, dù nói không nhiều, nhưng nói ra câu nào, đáng giá câu ấy, đơn giản nhưng có trọng lượng, người nghe cũng không thể không thán phục và tán đồng.

Không nhiều chuyện

Chuyện ít là kẻ trí. Một người rảnh rỗi không có việc gì làm, suốt ngày đi soi mói, bới móc chuyện thiên hạ rồi bàn tán sau lưng người ta, thường là những người bị người khác coi thường nhất, sớm muộn gì cũng bị gậy ông đập lưng ông. Việc cần làm thì không làm, chỉ giỏi mấy chuyện không đâu, người như vậy ắt không có tiền đồ.

Người thông minh, họ luôn đặt chuyện của mình lên hàng đầu, chuyên tâm cho những công việc của mình, làm những điều có ích cho tương lai của bản thân, họ hiểu rằng, 99% những chuyện bên ngoài đều không liên quan tới mình, lo cho mình có một cuộc sống tốt rồi lo cho cả những người mình thương yêu, đó mới là việc đại sự.

Lương tâm không được ít

Một người đến ngay cả lương tâm cũng không có, vậy bạn còn hi vọng anh ta làm được điều gì đó đúng đắn ư?

Những người như vậy, trong mắt họ chỉ có lợi ích, họ có thể vì lợi ích, vì công danh mà làm ra những chuyện tán tận lương tâm.

Làm người, cái gì có thể ít chứ lương tâm thì tuyệt đối không, mất đi lương tâm, là mất đi tư cách làm người, khi đã mất đi tư cách làm "người", vậy thì trong bạn sẽ chỉ còn lại phần "con". Một người luôn đặt lương tâm lên hàng đầu là người đáng tin cậy và xứng đáng để kết giao.

Chính nghĩa không được ít

Làm người là phải biết hành hiệp trượng nghĩa, giúp đỡ người nghèo, người yếu thế hơn mình. Thế gian nếu không có chính nghĩa, xã hội ắt sẽ loạn. Chính nghĩa đầy mình, là trạng thái mà bất cứ ai cũng nên có. Một người chính nghĩa, một gia đình chính nghĩa, một tập thể chính nghĩa, và một xã hội chính nghĩa, đó là điều mà chúng ta cần hướng tới.

Không "hôi" lợi ích

Ăn hôi lợi ích từ người khác, sớm muộn gì bạn cũng phải chịu thiệt.

Chẳng ai lại yêu mến một người suốt ngày chỉ biết nằm đó ngư ông đắc lợi, đợi người ta làm rồi nhảy vào ăn hôi lợi ích, công sức của họ cả. Thế gian này lấy đâu ra lắm lợi ích cho bạn "ăn hôi" tới như vậy.

Lần đầu bạn ăn hôi lợi ích của người ta, họ có thể nể tình quen biết bỏ qua cho bạn, nhưng nên nhớ rằng, chẳng ai tắm hai lần ở cùng một dòng sông cả, lâu dần, nếu cứ chỉ biết ngồi đó há miệng chờ sung, vậy thì sớm muộn gì người ta cũng cắt đứt quan hệ với bạn. Người không biết chừng mực, không hiểu lễ nghĩa như vậy, thà không có còn hơn.

Không "hôi" thủ đoạn

Đừng chỉ biết dùng thủ đoạn để đạt được điều gì đó một cách nhanh chóng. Thủ đoạn nó cũng giống như rượu đẹp hoa tươi, nó chẳng qua cũng chỉ là những hư vinh giả tạo nhất thời, mê hoặc lừa gạt lòng người khác mà thôi.

Thế gian này không có chuyện tốt dễ dàng, cũng chẳng có cái gọi là không lao động mà có được điều gì đó. Phàm là chuyện gì, chỉ khi bạn bỏ ra ra nỗ lực, mồ hôi, nước mắt của mình ra thì mới có được và sở hữu được nó lâu dài. Đời người vốn dĩ không dễ dàng, thành công lại càng không dễ dàng, và càng không bền lâu khi người đạt được nó chỉ biết dùng thủ đoạn, mưu mô để có được.

Con người không phải là thánh nhân, thế gian này cũng không tồn tại người hoàn hảo, nhưng chúng ta lại hoàn toàn có thể trở nên tốt hơn mỗi ngày, trở thành người mà nhiều người tin cậy, yêu mến.

Như Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh