CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:35

Lâm Đồng: Vốn chính sách giúp trên 12.300 hộ vượt qua ngưỡng nghèo

Theo số liệu thống kê từ Ngân hàng chính xã hội tỉnh Lâm Đồng, nguồn vốn huy động từ tổ chức, cá nhân tăng gấp 3,19 lần năm 2014, chiếm 10,6% trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương tăng gấp 2,16 lần so với năm 2014, chiếm 4,1% trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn cân đối từ Trung ương hơn 2.996,715 tỷ đồng, chiếm 85,3% trên tổng nguồn vốn. Tổng doanh số cho vay 5 năm (2015 - 2019) đạt hơn 5 nghìn tỷ đồng, với trên 207 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn (bình quân mỗi năm cho vay trên 1 nghìn tỷ đồng); tổng doanh số thu nợ đạt hơn 3,77 nghìn tỷ đồng (bằng 74,46% doanh số cho vay).

Lâm Đồng: Vốn chính sách giúp trên 12.300 hộ vượt qua ngưỡng nghèo  - Ảnh 1.

Người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn ưu đãi để phát triển kinh tế.

Đến 31/12/2019, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh thực hiện 13 chương trình tín dụng chính sách, với tổng dư nợ hơn 3,37 nghìn tỷ đồng và hơn 95,5 nghìn khách hàng còn dư nợ, tăng 55,89% so với 31/12/2014, tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm đạt 11,18%. Dư nợ tập trung vào một số chương trình tín dụng lớn, chiếm gần 98% tổng dư nợ, như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, hỗ trợ tạo việc làm - duy trì và mở rộng việc làm, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, dư nợ các chương trình - dự án khác.

Tổng dư nợ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị xã hội đạt hơn 3.365 tỷ đồng (chiếm 99,82% tổng dư nợ của Ngân hàng chính sách xã hội); tăng hơn 1.202,7 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 11,16%. Trong đó, dư nợ ủy thác thông qua Hội Liên hiệp Phụ nữ chiếm 37,59%, Hội Nông dân chiếm 32,29%, Hội Cựu Chiến binh chiếm 15,85%, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 14,27%.

Tổng doanh số cho vay theo phương thức ủy thác giai đoạn 2015-2020 đạt hơn 5 ngàn tỷ đồng (chiếm 99,8% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội). Chất lượng ủy thác từng bước được nâng lên, nợ quá hạn do Hội đoàn thể nhận ủy thác quản lý đến cuối năm 2019 còn 6.154 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,18% dư nợ ủy thác, giảm 0,2% so với 31/12/2014, tỷ lệ thu hồi nợ đến hạn tăng dần hàng năm, đến nay đạt trên 95%; tỷ lệ thu lãi phát sinh hằng tháng giữ ổn định qua các năm và đạt từ 99% trở lên.

Cùng với Ngân hàng chính sách xã hội, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác triển khai thực hiện tốt giao dịch tại điểm giao dịch xã hằng tháng, tại 142 điểm giao dịch xã theo lịch giao dịch cố định (kể cả ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ). Hộ vay, Tổ Tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị xã hội thực hiện các hoạt động ủy thác, các giao dịch và họp giao ban hằng tháng với Ngân hàng chính sách xã hội ngay tại điểm giao dịch xã, giảm đáng kể chi phí và thời gian đi lại; với kết quả giao dịch cho vay chiếm 92,45%, thu nợ chiếm 86,63%, thu lãi chiếm 98,81% trong tổng số giao dịch phát sinh của chi nhánh tại các điểm giao dịch xã.

Trong 5 năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách được đầu tư cho phát triển sản xuất, tạo sinh kế, tạo việc làm và đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Góp phần giúp trên 12.300 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động (trên 250 lao động đi lao động ở nước ngoài), gần 22.500 lượt học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, xây dựng trên 100.000 công trình nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng 1.081 căn nhà cho hộ nghèo. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 6,67% cuối năm 2015 xuống còn 1,85% vào cuối năm 2019; tỷ lệ hộ cận nghèo toàn tỉnh từ 5,12% cuối năm 2015 xuống còn 3,69% vào cuối năm 2019.

K.VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh