CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:21

Lâm Đồng: Nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo

 

Cũng theo ông Phạm Thanh Quan, trong 5 tháng đầu năm 2019, tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ 15 căn nhà ở cho hộ nghèo theo Đề án 654/UBND/UBND-VX ngày 05/2/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2016-2020. Hiện nay các địa phương đang tiếp tục thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo Đề án của tỉnh đã phê duyệt.

Nhờ được đào tạo nghề nên người dân có kiến thức phát triển kinh tế phù hợp.

 

Đam Rông là huyện duy nhất của Lâm Đồng thuộc huyện được hưởng chính sách chương trình 30a của chính phủ. Để giảm nghèo nhanh và bền vững, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ nghèo đăng ký thoát nghèo, đã có 701 hộ đã đăng ký thoát nghèo, chiếm 27,33% trên tổng số hộ nghèo toàn huyện. Ước đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm trên 7%. Năm 2019, kế hoạch vốn trồng và chăm sóc rừng trồng 30a năm 2, năm 3 cho 6 địa điểm xã là 200 triệu đồng (kế hoạch trồng rừng là 24 ha/188,76 triệu đồng, chăm sóc rừng trồng năm 2,3 là 7,9 ha/11,24 triệu đồng). Đến nay, có 6 hộ dân/11,24 ha đăng ký trồng rừng, có 4 hộ dân/3,34 ha nhận chăm sóc rừng trồng năm 2 và có 06 hộ dân/4,56 ha nhận chăm sóc rừng trồng năm 3; tiếp tục vận động, tuyên truyền bà con nhân dân đăng ký trồng rừng theo kế hoạch đề ra.

6 tháng đầu năm, có 10 lao động đã đăng ký đi xuất khẩu lao động và du học sinh, đạt 21,05% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 13,33% theo kế hoạch 2019. Năm 2019, nguồn vốn được bố trí 47.232 triệu đồng, đầu tư, xây dựng 18 công trình, dự án. Dự kiến tiến độ giải ngân đến ngày 30/6/2019 được 33.079 triệu đồng, đạt 67,93% trên tổng vốn được bố trí năm 2019.

Huyện Đam Rông tiếp tục nhận được sự hỗ của Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 3.000 tỷ đồng để xây dựng các công trình bức thiết như trường học, ... Đến tháng 6/2019, đã tiếp nhận nguồn vốn là 1,5 tỷ đồng để thực hiện đầu tư, xây dựng 5 công trình. Hiện chủ đầu tư đang hoàn tất thủ tục, hồ sơ để triển khai thi công và giải ngân nguồn vốn của công trình.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Lâm Đồng cho biết, nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được phân bổ ngay từ đầu năm đã giúp các địa phương chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ gia đình đúng mùa vụ sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống. Các hoạt động đào tạo nghề cho đồng bào DTTS trong 6 tháng đầu năm 2019 cơ bản bám sát được mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra; đào tạo nghề đã có sự gắn kết với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Thông qua đó xác định được những hình thức đào tạo phù hợp với người dân là lao động nông thôn nói chung và người nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Chính sách dạy nghề đã từng bước gắn với nhu cầu và nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân, các dự án đầu tư hỗ trợ sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề nông thôn; xây dựng các mô hình kinh tế hộ, đặc biệt đối với người nghèo, vùng đồng bào dân tộc, hình thành nhóm nghề nông nghiệp từng bước tạo ra năng suất chất lượng hiệu quả, nhiều hộ gia đình bước đầu đã thành công trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chung của cả tỉnh.

HĐND và UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho lao động địa phương tham gia XKLĐ như: Quyết định 38/2011/QĐ-UBND, ngày 26/07/2011 V/v ban hành một số chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 4/1/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

VÂN KHÁNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh