THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 08:29

Làm cáp treo lên VQG Bạch Mã: Những lời hứa suông

 

6 phân khu chức năng tại "Khu du lịch sinh thái tâm linh và nghỉ dưỡng Bạch Mã" mới. Ảnh: Dân trí

Phản đối việc dùng cáp treo đi xuyên VQG, GS. Vũ Quang Côn cho rằng: "Nếu lý luận, tài nguyên thiên nhiên của nhân dân thì tất cả mọi người đều được hưởng nên làm cáp treo, tôi xin thưa, mọi người có thể hưởng thụ ở nhà được, trên ti-vi được nhưng liệu có giữ được những cảnh sắc như ban đầu không? Có cho người ta ở nhà mà cũng cảm nhận được như đang đi giữa nơi thiên nhiên sinh thái ấy không mới là điều quan trọng nhất".

GS. Côn nhấn mạnh, điều quan trọng ở đây là tính bền vững. Liệu ban đầu thu lợi về rất lớn, rất hiệu quả nhưng sau bao lâu nữa, 5 năm, 10 năm, có còn gì ở lại không? Nhân dân, con cháu ta có được hưởng nữa không?

"Đừng làm cáp treo, làm cáp treo mất hết cả ý nghĩa. Người ta nói cái gì dễ nắm lấy thì ta không còn thú vị", GS. Côn bình luận.

Những lời hứa suông

Các vị chuyên gia cũng bóc trần lời hứa bù đắp một lượng tài nguyên đã bị thu hẹp.

GS. Nguyễn Hoàng Trí ví von, "anh nói ít ảnh hưởng tới thiên nhiên nhưng anh đi xây một cái nhà vào giữa ngã tư đường thì ai mà đi lại được".

Ông phân tích rõ: "Cứ nói nếu tôi phá đi 1 ha rừng của các bạn, tôi sẽ trồng lại 1 ha rừng bù vào thì rất khó kiểm soát.

Đây là chuyện rất nguy hiểm. Một ha rừng ở Bạch Mã hiện nay đã phải trải qua cả trăm triệu năm, trong quá trình thích ứng với thiên nhiên mới có được. Nếu bây giờ phá đi mà trồng bạch đàn, xà cừ và các loài cây khác phổ biến mà cũng gọi là đền bù thì quả sai lầm.

Hứa hẹn chỉ để mình tạm yên tâm với nhau thôi chứ không phải có giá trị về mặt bảo tồn. Đây không phải là một bài toán kinh tế được cái này và phải chịu mất cái kia".

Còn nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thì cho rằng: "Họ bảo họ trồng bù cây cho ta, nhưng họ chọn cây không đẹp, không tốt, sống dở chết dở, rồi cây chết, và họ lại lấy tiền đâu để đắp vào cây đã chết đây? Họ xin hỗ trợ để trồng lại, lại tiền hỗ trợ của Nhà nước chúng ta? Đây chẳng còn là bài toán được mất mà ta mất toàn bộ".

"Ta vốn đã cấm dân ta khai thác, nhưng công ty doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào, họ phá đi thì lại đồng ý rồi tin vào những lời họ hứa. Ôi! Họ biến những mảnh đất ấy thành nơi kinh doanh, kiếm tiền của họ.

Họ biến những cái lành lặn, hoàn chỉnh thành nhược điểm rồi lại làm 1 dự án để bổ sung tiền cho họ. Họ kiếm một cái sự bất hợp lý để họ đề xuất sửa chữa nó. Rồi họ xin tiền đầu tư thêm để sửa chữa nó. Cứ như thế thì anh thành cái mồi để đất nước người ta khai thác dần'' - GS. Côn bức xúc.

Người Nhật làm thế nào?

Về hướng phát triển cho khu vực này, GS. Côn lấy Nhật Bản làm ví dụ. Những khu rừng sinh thái ở đây chỉ được tạo lối mòn sao cho gần gũi với thiên nhiên, du khách tham quan cũng chỉ nhóm nhỏ người, đi rất lịch sự và không ồn ào, không gây ảnh hưởng tới thiên nhiên và họ tôn trọng chính những động vật quý hiếm đang sinh sống ở đó. Họ mang cái gì đến đó thì sẽ mang cái đó đi.

Những hình ảnh du lịch quảng bá hiện tại của Khu du lịch Bạch Mã.

GS.TSKH Vũ Quang Côn nhận định: "Tôi thấy, những nơi trước kia đề xuất phát triển tâm linh ban đầu rất trật tự, sau thì lôm nhôm. Đó là do quản lý của chúng ta kém cỏi, tính kỷ luật của người dân cũng thấp. Mấu chốt là ở quản lý Nhà nước, từ TW đến địa phương đối với các VQG".

GS. Nguyễn Hoàng Trí khẳng định, nếu một công ty nước ngoài hay trong nước muốn thực hiện khai thác du lịch ở Việt Nam thì đều phải tuân theo 2 luật quan trọng của Nhà nước mình, đó là Luật Bảo vệ Môi trường và Luật bảo tồn đa dạng sinh học.

Hai luật này đều nói rõ rằng, trong việc chuyển đổi mục đích của VQG sang mục đích khác như khu du lịch, thu hút du khách...

Nếu thay đổi điều đó trên bao nhiêu ha đấy thì cũng phải thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và công khai trước dư luận, công luận để nhân dân cùng giám sát từ việc đổ đất, đá đến ảnh hưởng tới cảnh quan như thế nào...

"Việc bảo tồn và gia tăng giá trị kinh tế phải đi đôi với nhau, đó là việc rất quan trọng, khó làm", GS. Nguyễn Hoàng Trí kết luận.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh