THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 07:48

Kỷ niệm 140 năm ngày sinh Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng

 

Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Huỳnh Vĩnh Ái cho biết, Bộ VH-TT&DL và tỉnh Quảng Nam sẽ phối hợp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 140 năm ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng từ ngày 23/9 đến 1/10, tại Hà Nội và Quảng Nam. Điểm nhấn của chuỗi hoạt động này là ngày 23/9, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội), Ban Tuyên giáo Trung ương,  Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề Huỳnh Thúc Kháng với cách mạng Việt Nam và quê hương Quảng Nam. Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương xây dựng bộ phim tài liệu Huỳnh Thúc Kháng - Chí sĩ nhiệt thành lo nước thương dân phát sóng trên Đài Truyền hình Việt Nam và các Đài truyền hình địa phương trong dịp kỷ niệm. “Để tưởng nhớ công lao và những cống hiến to lớn của Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đối với dân tộc Việt Nam, góp phần bồi dưỡng, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ, BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, UBTƯ MTTQ Việt Nam và tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ kỷ niệm 140 năm Ngày sinh cụ Huỳnh Thúc Kháng (1/10/1876 - 1/10/2016) với quy mô quốc gia vào ngày 1/10, tại Hội trường Trung tâm Văn hoá tỉnh Quảng Nam. Trước đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu  dự lễ kỷ niệm tổ chức lễ viếng, dâng hương và trồng cây lưu niệm tại Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước…”- Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái cho biết.

 

Nhà Lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam

 

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di tích cấp quốc gia Nhà Lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, UBND tỉnh Quảng Nam đã quyết định đầu tư mở rộng Nhà lưu niệm tại xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, với tổng diện tích 20.500 m2, bao gồm các hạng mục: mở rộng, tôn tạo khuôn viên di tích, khu vực bãi đỗ xe, khu công viên cây xanh, vỉa hè ngăn cách với khu dân cư cùng một số hạng  mục khác như nhà đón tiếp, nhà trưng bày... Đối với di tích quốc gia Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng tại núi Thiên Ấn, tỉnh Quảng Ngãi, Bộ VHTTDL đã thống nhất chủ trương đầu tư, tôn tạo và nâng cấp công trình  với các hạng mục: Đền thờ, Cổng tam quan, sân vườn… Trụ sở Toà soạn báo Tiếng Dân tại 193, Huỳnh Thúc Kháng, TP. Huế đang được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lập hồ sơ đề nghị công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Huỳnh Thúc Kháng, tên khai sinh là Huỳnh Hanh, sinh ngày 1/10/1876 tại thôn Thạnh Bình, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam trong một gia đình nhà nho. Huỳnh Thúc Kháng từng tham gia khởi xướng và lãnh đạo phong trào Duy tân, từng làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, làm chủ nhiệm và chủ bút báo Tiếng dân suốt 16 năm.

Từ năm 1946, cụ Huỳnh Thúc Kháng làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam, rồi đảm nhận Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp (31/5/1946- 20/10/1946).

DUY LINH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh