Kỳ diệu nghệ thuật tranh đảo ngược
- Văn hóa - Giải trí
- 22:32 - 04/09/2016
Với những mặt người, cảnh vật Việt Nam từ cổ xưa, như ca Huế, áo dài, đánh cờ… được đảo ngược lại, nên nhìn rất độc đáo, rất mới mẻ. Đây là hội hoa trừu tượng mà rất hiện thực, Họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã sáng tạo ra trường phái hội họa đảo ngược của riêng mình, một họa sĩ Việt Nam. Ngắm chân dung các danh nhân Bùi Xuân Phái, Xuân Diệu, Trịnh Công Sơn, Văn Cao… với lối vẻ đảo ngược của Đại Giang, ta như thấy các nghệ sĩ này sống động hơn, mỉm cười với ta, để càng yêu thêm các ông.
Họa sỹ Đại Giang, tự họa
Với nghệ thuật đảo ngược, người xem ngạc nhiên về sự mầu nhiệm và sức thu hút của lối vẽ cổ điển mà mới mẻ, mang dấu ấn Việt Nam này. Họa sĩ Nguyên Đại Giang đã được ghi vào các cuốn sách quý: “500 nhà sáng lập của thế kỷ XXI", "Từ điển những họa sĩ quốc tế”, " Những họa sĩ quốc tế quan trọng của thế giới", "Thiên tài sáng tạo"... Ông đã tổ chức nhiều triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm và giành được nhiều giải thưởng quốc tế như: Giải 3 Cuộc thi Hội họa quốc tế tại Tây Ban Nha; Giải 3 Cuộc thi quốc tế “Những họa sĩ tài năng nhất” tại Stockholm, Thụy Điển… Tại cuộc triễn lãm ở Huế, tác giả có trung bày những những cuốn sách bằng tiếng Anh đăng những thông tin trên để người xem khảo cứu, Tranh nghệ thuật dảo ngược của Nguyễn Đại Giang đã có trong bộ sưu tập của bảo tàng và cá nhân ở các nước Mỹ, Nga, Nhật Bản, Canada, Bỉ, Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha , Hồng Kông... Triễn lãm ở Huế gồm 15 bức họa đảo ngược. Mới mở cửa đã có nhà sưu tập Bạch Diệp gắn nơ bức Thúy Kiều, 3 bức được họa sĩ tặng lại Bảo tàng Mỹ Huế đang xây dựng.
Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn
Họa sĩ Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội. gốc làng làm tương Bần, Hưng Yên. Năm 1965, ông tốt nghiệp Trung cấp mỹ thuật công nghiệp khóa đầu tại Hà Nội. 1968, học tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Năm 1974, ông tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Công nghiệp tại Moscow, Nga. Từ năm 1992 đến nay, ông định cư ở Seattle, Washington, Mỹ. Hội họa của ông là sự phối hợp của tư tưởng, phong cách phương Đông và hội họa phương Tây hiện đại, giúp ông sáng tạo nên một thế giới trừu tượng của riêng bản thân mình – thế giới nghệ thuật đảo ngược cuộc sống!.
Xuân Diệu
Các nhà phê bình hội họa quốc tế đánh giá rất các tác phẩm của Đại Giang. Họ cho rằng, ông là một nhà cải cách, là người đã thiết lập nên về cơ bản một trào lưu nghệ thuật mới. Ảnh hưởng của nó vừa thách thức sự kỳ vọng của chúng ta, vừa cho chúng ta một cách nhìn mới hoàn toàn độc đáo. Trường phái nghệ thuật đảo ngược mà Nguyễn Đại Giang xây dựng là một sự tạo hình không cân đối vể mặt hình thể học, nhưng lại hoàn toàn chính xác về mặt cảm xúc. Trong tranh đảo ngược có sự thay đổi rất lớn ở vị trí mắt, mũi, mồm, tay chân. Đằng trước ra đằng sau, cái bên ngoài thành cái bên trong, cái bên trong thành cái bên ngoài, cái bên dưới thành cái bên trên… Tức là họa sĩ đã làm nên sự biển đối, lấy cái vô hạn phá vỡ cái hữu hạn mà mắt ta quen nhìn, tạo nên cái mới mẻ cho sự vật, con người, tạo nên sự cảm nhận khác lạ, dù vẫn con người, sự vật đó!
Danh họa Bùi Xuân Phái
Năm 2014, Họa sĩ Nguyễn Đại Giang đã có cuộc triễn lãm nghệ thuật đảo ngược lần đầu ở Việt Nam tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội làm người xem thích thú. Lần ấy họa sĩ có vô thăm Huế và vẽ được một số bức tranh đảo ngược. Triễn lãm ở Huế là lần thứ 2 họa sĩ triễn lãm tại Việt Nam. Ông tâm sự: ”Thiên nhiên giúp chúng ta hiểu các nguyên tắc của cuộc sống. Không khi nào chỉ có ngày mà không có đêm. Nếu như không có ánh sáng chúng ta sẽ không thể hiểu thế nào là bóng tối. Trong sự ổn định có mầm của loạn lạc. Trong sự sống có mầm của cái chết. Tóm lại cái cặp đôi ấy là sự thực hiển nhiên trong cuộc sống. Đúng và Sai, Sống và Chết, Hạnh phúc và Khổ đau, không có gì là vĩnh viễn. Không có gì là không thể thay đổi. Bằng nghệ thuật đảo ngược, chúng ta vào hội họa một cách nhìn hoàn toàn mới, cho người xem một cảm nhận dầy phá cách mà lại mang những tư tưởng triết học sâu xa. Đó là sự bao dung, hòa đồng của dân tộc Việt Nam…”
Áo dài
Người viết bài này có lần đùa với họa sĩ Đại Giang :"Đại Giang nói lái theo người miền Trung có nghĩa là đang dại. Đang dại tức là đang trẻ thơ. Có đôi mắt trẻ thơ mới nhìn thế giới đảo ngược như vậy được!". Ông cười rồi ôm lấy Ngô Minh…