THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:42

Kon Tum: Thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới

 Kon Tum làm đường giao thông nông thôn

 Nâng cao nhận thức về chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, hàng năm, Sở Lao động-Thương binh & Xã hội tỉnh Kon Tum đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, huyện, Cộng tác viên làm công tác giảm nghèo cấp xã đồng thời lồng ghép công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến các chính sách mới của Đảng, Nhà nước về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được quan tâm, tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tầng lớp xã hội về vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, bằng các văn bản chỉ đạo như Kế hoạch 43-KH/TU ngày 16/4/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình 1169/CTr-UBND ngày 17/6/2013 của UBND tỉnh Kon Tum triển khai thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn’’ lồng ghép nội dung chương trình hội họp, tổ chức báo cáo chuyên đề tại cơ sở.

Thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố, UBND các xã nắm bắt tình hình, lộ trình đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới do Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phụ trách. Trao đổi, thống nhất các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất tập trung các nguồn lực hỗ trợ nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Giai đoạn 2016-2018, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội  đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức 04 đợt kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện các tiêu chí nông thôn mới do Sở phụ trách trên địa bàn các huyện: Đăk Tô, Đăk Glei, Kon Rẫy và Kon Plông.

Thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi bò

Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn từ tỉnh đến huyện theo chức năng, nhiệm vụ được giao đã phối hợp tốt trong công tác tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chủ động phối hợp các ngành và UBND các huyện/thành phố trong việc xây dựng chỉ tiêu đào tạo, tổng hợp những vướng mắc, bất cập, thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện trình cơ quan có thẩm quyền xem xét tháo gỡ; xây dựng các chính sách của tỉnh, hướng dẫn liên ngành triển khai thực hiện về công tác đào tạo, kiểm tra, giám sát

Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2018, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các huyện: Đăk Hà, IaH’Drai, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Đăk Tô và thành phố Kon Tum tổ chức thực hiện 06 dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn 06 xã  với tổng kinh phí thực hiện là 2.655 triệu đồng. Ngoài ra đã tiến hành hỗ trợ cây công nghiệp, gia súc, vật tư, hỗ trợ máy, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất cho các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho ngườidân góp phần giảm nghèo bền vững, tạo công ăn việc làm cho người lao động hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới. Tính đến 31/10/2018 toàn tỉnh có 21/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo, đạt 24,42%

Công tác giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo được quan tâm thực hiện. Các lớp đào tạo hệ cao đẳng 243 sinh viên, đã tốt nghiệp 77 sinh viên, hệ trung cấp đào tạo 949 học sinh, đã tốt nghiệp 230 học sinh, đào tạo nghề cho lao động nông thôn 2.315 lao động, Số lao động được tạo việc làm thông qua chương trình việc làm là 1.396 người. Tính đến thời điểm 31/10/2018 có 78/86 xã đạt chuẩn tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, chiếm tỷ lệ 90,7%.

Một số bộ phận người nghèo chưa có ý thức tự vươn lên thoát nghèo, trông chờ, ỷ lệ chế độ, chính sách của nhà nước, vẫn còn tình trạng một số hộ nghèo khi được đưa vào diện điều tra đã cố tình giấu tài sản gây khó khăn trong công tác điều tra. Nguồn vốn tích lũy trong dân không nhiều, nếu gặp thiên tai hoặc biến cố trong cuộc sống khả năng tái nghèo, nghèo phát sinh sẽ xảy ra. Một số xã còn trông chờ vào nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, chưa chủ động triển khai nhóm các tiêu chí đóng vai trò quyết định, chưa chủ động đề xuất, định hướng xây dựng các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Tuyên truyền vận động người dân tích các tham gia vay vốn để thực hiện việc đầu tư phát triển sản xuất chuyển đổi cây trồng vật nuôi, vận động tham gia xuất khẩu lao động tại thị trường có mức thu nhập ổn định phù hợp với trình độ của người lao động địa phương để cải thiện cuộc sống. Lồng ghép các nguồn vốn để hỗ trợ các chính sách phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng các mô hình hiệu quả góp phần ổn định và phát triển kinh tế cho nhân dân nhằm giảm nghèo bền vững.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh