THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 11:01

Kon Tum: Bác sĩ gắp con vắt rừng sống trong cuống họng người đàn ông

Con vắt gắp ra từ cuốn họng của anh A Bói

Ngày 2/9/2018, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Kon Tum - bác sĩ Võ Văn Thanh cho biết, đã bắt thành công con vắt rừng nằm trong khí quản anh A Bói (35 tuổi) ngụ tại xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

Sau khi thăm khám và nội soi, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Kon Tum đã bắt được con vắt rừng còn sống nằm trong khí quản anh A Bói có chiều dài 8cm. Trước đó, anh A Bói nhập viện trong tình trạng buồn nôn, ho khan, ngứa cổ họng. Thăm khám cho thấy không bị viêm họng, không có các triệu chứng rõ rệt. Kết quả hình ảnh nội soi cho thấy một “vật thể lạ” màu đen được xác định là con vắt rừng, to và dài 8 cm đang bám chặt ở phế quản của bệnh nhân và đã tiến hành gắp ra ngoài. Nguyên nhân có thể xác định do anh A Bói đã uống nước suối khi đi làm rẫy.

Anh A Bói cho biết, đã hơn một tháng nay bị đau ở cổ, ăn cũng đau, uống nước cũng đau, mà không biết bị làm sao. Mãi đến khi mình cảm thấy rất khó thở, tiếng thở cứ khò khè, khi đau quá mới đi khám ở Trạm y tế xã, bác sĩ giới thiệu phải đi xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum coi có chuyện gì thì ra con vắt rừng đã chui vào làm tổ trong khí quản cả tháng nay mà không hề hay biết.

Theo nghiên cứu của nhà khoa học, khác với loài đỉa chuyên sống dưới nước, con vắt sống trên cạn và thường có mặt ở nơi đất ẩm thấp, vắt không chịu lạnh, chỉ thích hợp ở nhiệt độ 24-280C sống nơi đầy lá rụng như các lối dẫn vào những khu rừng hay sống ở bờ, nước suối, bình thường chỉ nhỏ như đầu tăm nên người dân thường không để ý. Chỉ cần uống nước suối là con vắt theo đường miệng chui vào các khoang mũi, họng, thanh, khí, phế quản sống ký sinh. Khi mới chui vào, kích thước của vắt chỉ vài mm nhưng chúng sẽ lớn rất nhanh nhờ hút máu. Thường con vắt nằm ở phế quản, hốc mũi, tai, di chuyển loanh quanh trong đó, hút máu và lớn dần. Hầu hết mọi người đều không biết, chỉ sau 10-15 ngày mới thấy ngứa cổ, buồn nôn, buổi tối còn có cảm giác có con gì bò ra từ cuống họng.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh