THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:55

Kinh tế Mỹ sẽ không “ngủ đông” giống như Đại suy thoái dù đang bị Covid-19 “tàn phá” nặng nề?

Theo các chuyên gia kinh tế, 2 kịch bản có thể xảy ra với kinh tế Mỹ sau Covid-19.

1. Ngắn hạn và đau đớn: Kịch bản này xảy ra khi nền kinh tế đóng cửa 6 tháng với sự phục hồi nhanh chóng nhưng khiêm tốn sau đó. Tiến trình phục hồi sẽ kéo dài khoảng 15 tháng.

2. Dài hạn và rất đau đớn: Kịch bản này xảy ra khi nền kinh tế đóng cửa từ 12 đến 18 tháng với sự phục hồi chậm và tàn khốc hơn rất nhiều. Tiến trình phục hồi sẽ kéo dài ít nhất 24 tháng. Thời gian phục hồi trung bình của kinh tế Mỹ qua 7 cuộc suy thoái vừa qua là 20 tháng, như vậy 24 tháng để phục hồi nền kinh tế sẽ là một cuộc suy thoái sâu theo bất cứ tiêu chuẩn nào.

Kịch bản 1 xảy ra nếu giãn cách xã hội được tuân thủ nghiêm ngặt và khả năng miễn dịch cộng đồng được tăng cường, hệ thống y tế được cải thiện, thời tiết ấm lên và nước Mỹ có đủ khả năng để kìm hãm sự lây lan của virus trước khi vắc xin được tìm ra cho những trận đại dịch tương tự trong tương lai.

Kịch bản 2 xảy ra nếu virus tiếp tục biến đổi và kéo dài tới hết mùa hè, tương tự như những gì mà đất nước này đã trải qua thời kỳ dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào mùa thu/ đông năm 1918.

Tất nhiên, không dễ để khẳng định kịch bản nào chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần khi đây là một cuộc khủng hoảng dịch bệnh do virus ngoại sinh gây ra. Không ai biết thế giới sẽ đi về đâu sau khi dịch bệnh kết thúc, nhưng rõ ràng ai cũng mong chờ kịch bản số 1 sẽ xảy ra. Tuy vậy, ngay cả khi kịch bản 1 xảy ra, những dữ liệu kinh tế cũng sẽ tồi tệ hơn tưởng tượng của bạn rất nhiều lần. Nhưng liệu nó có giống như những con số mà chúng ta từng chứng kiến từ thời kỳ Đại suy thoái?

Có ba lý do cho thấy nước Mỹ sẽ không "ngủ đông" giống như Đại suy thoái dù đang bị Covid-19 tàn phá nghiêm trọng.

Thứ nhất, nền kinh tế Mỹ đã trở nên lớn mạnh hơn rất nhiều so với trước đây. Những năm 1929-1930, nền kinh tế chủ yếu dựa vào ngành sản xuất và nông nghiệp – 2 ngành này chiếm tới hơn 40% GDP cả nước. Trải qua thời kỳ hậu chiến, nền kinh tế trở nên đa dạng và cân bằng hơn từ bất động sản, y tế, giáo dục, tài chính. Ngành sản xuất và nông nghiệp chiếm chưa tới 10% GDP và không có ngành nào chiếm quá 10% GDP. Điều này rất quan trọng bởi nó quyết định tốc độ và thời gian phục hồi của nền kinh tế sau khi dịch bệnh kết thúc.

Kinh tế Mỹ sẽ không “ngủ đông” giống như Đại suy thoái dù đang bị Covid-19 “tàn phá” nặng nề? - Ảnh 1.

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi kết cấu GDP của Mỹ qua từng giai đoạn

Thứ hai, phản ứng chính sách của Chính phủ trong hai giai đoạn hoàn toàn khác nhau. Năm 1929, Chính phủ phản ánh chậm chạp với một loạt chính sách thắt chặt: thắt chặt tài khoá và tiền tệ, thắt chặt thương mại dẫn đến một nền kinh tế gần như "đóng băng" và suy thoái sâu.

Ở bối cảnh hiện tại, Cục Dự trữ Liên bang và Bộ Tài chính Mỹ nhanh chóng tung ra các gói cứu trợ kinh tế được đánh giá là hiệu quả và sẽ nhanh chóng kích thích tiêu dùng trở lại trong hai quý cuối năm 2020. Fed đã ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng thương mại bằng phản ứng nhanh và hiệu quả chưa từng thấy. Điều này góp phần "trấn an" người dân và góp phần giảm khả năng khủng hoảng dịch bệnh dẫn tới sự sụp đổ của hệ thống tài chính.

Thứ ba, Covid-19 là một cuộc suy thoái do yếu tố ngoại sinh (dịch bệnh), chứ không xuất phát từ nền tảng yết ớt của nền kinh tế giống như Đại suy thoái. Hầu hết các cuộc đại suy thoái trước đây xảy ra đều bắt nguồn từ yếu tố nền tảng của nền kinh tế chẳng hạn như bất động sản, tài chính hoặc thương mại.

Tỷ lệ thất nghiệp vì Covid-19 tăng cao do các doanh nghiệp đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Khi dịch bệnh kết thúc, đa số các doanh nghiệp đều có thể quay trở lại hoạt động và tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Ngay cả khi dịch bệnh kéo dài tới hết mùa hè, các doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng vẫn được duy trì và người lao động sẽ dần dần quay trở lại để "bù vào chỗ trống".

Tất nhiên, tiến trình này sẽ kéo dài và nền kinh tế sẽ phải mất một vài năm để có thể trở lại bình thường. Đây vẫn sẽ là một cuộc suy thoái đau đớn, nhưng nó sẽ không nặng nề như Đại suy thoái!

Tham khảo Market Watch

Hà My

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh