THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 10:18

Kinh nghiệm phòng tránh và xử lý rắn độc cắn khi du lịch

Dưới đây là những kiến thức du khách cần có để phòng tránh và xử lý khi bị rắn độc cắn trong chuyến đi nghỉ.

Nhận biết loại rắn

Điều nên làm trước tiên là cần biết nạn nhân bị tấn công bởi rắn độc hay rắn thường, bằng cách quan sát vết cắn. Đối với hầu hết loại rắn độc, vết cắn để lại 2 dấu răng độc. Còn rắn thường, vết cắn để lại là 2 hàng dấu răng nhưng ko có dấu răng độc.

Có 4 loại rắn độc thường gặp và dễ gây nguy hiểm nhất là: rắn cạp nia, hổ mang bành, hổ chúa và rắn lục.

Rắn cạp nia là loại đi ăn đêm hay mò vào nhà. Khi bị loại này cắn nạn nhân có thể bị tê liệt toàn thân. Những triệu chứng sớm và dễ nhận biết nhất là khó thở, tức ngực, khó nuốt, co thắt cổ họng cho đến lúc liệt toàn thân, không nhúc nhích được. Nếu không được đưa đến bệnh viện để thở máy sớm thì nạn nhân sẽ chết vì suy hô hấp.

Với loại rắn hổ mang bành (còn gọi là hổ mang thường, hổ phì, hổ chì hay hổ đất...), khi cắn thường gây phù nề và hoại tử cơ rất lớn. Chân tay của người bị rắn hổ mang bành cắn sẽ sưng vù, kèm theo liệt cơ và có thể dẫn đến tử vong. Nếu vết cắn nhẹ thì dẫn tới tàn tật nếu không được cấp cứu kịp thời.

Riêng với rắn hổ chúa khi cắn xong nọc độc chạy vào cơ thể rất nhanh, khiến cho bệnh nhân bị phù nề cấp, liệt cơ và có thể chết vì suy hô hấp hoặc suy thận.

Còn rắn lục (có màu xanh như lá cây) khi cắn sẽ gây rối loạn đông máu và chảy máu, nhịp tim, bệnh nhân dễ dàng tử vong.

Cách phòng tránh

Du khách cần cảnh giác với rắn độc cắn khi tới các vùng đồi núi, đồng quê hoặc những khu vực như bãi cỏ, rừng cây.  Khi du lịch cùng trẻ nhỏ không nên cho bé leo trèo cây, vì dễ bị tai nạn do ngã hoặc rắn lục núp trong các tầng lá tấn công.

Mang giày cao cổ, ủng và mặc quần dài phủ ngoài giày, đội mũ rộng vành khi đi trên cỏ rậm hoặc vùng có nhiều rắn. Dùng đèn khi đi trong bóng tối hoặc ban đêm, không ngủ dưới nền đất, và cẩn thận khi đi ra ngoài mùa hè, trời mưa, tối. Ngoài ra, bạn có thể đem theo người một số loại cây như sả, lưỡi hổ, nén, sắn dây, hoa lan tỏi... vì chúng đều có tác dụng đuổi rắn.

Cách sơ cứu


Khi bệnh nhân bị rắn cắn cần giữ yên, không chuyển động khu vực bị cắn, càng cử động mạnh nọc càng lan nhanh ra cơ thể. Nếu nạn nhân bị cắn vào chân thì không cho phép đi lại, phải tìm cách đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Chú ý không rạch, nặn hút vết thương để lấy nọc ra vì có thể không hiệu quả mà gây chảy máu, nhiễm trùng và tăng hấp thu nọc độc.

Trong lúc đó cần băng vùng bị cắn bằng một dải băng chun khổ rộng hay vải sạch để làm chậm tốc độ lan truyền của nọc độc. Giữ tay hoặc chân cố định, băng chặt vừa phải vì nếu chặt quá sẽ làm nghẽn mạch ở cổ tay hay chân. Nếu không thấy mạch, người sơ cứu cần nới băng một chút. Quấn băng vòng quanh tay hoặc chân và quấn cao lên cả cánh tay hay tới đầu gối, tuy nhiên phải nhớ kiểm tra mạch. Sau đó quấn vào nẹp để hạn chế cử động.

Để giảm đau cho nạn nhân hãy dùng acacetaminophen thay vì aspirin. Đá lạnh cũng có tác dụng giảm đau và làm chậm độ lan truyền của chất độc. Sau khi bọc tay hoặc chân (nơi có vết rắn cắn) bằng một tờ nilon và vải dày, chườm đá được nghiền nát quanh nó.

Chú ý nếu chườm đá quá lạnh có thể làm tổn thương da và thịt, khi đủ lạnh vùng bị thương sẽ bắt đầu đau. Vì vậy nên để nạn nhân quyết định có bỏ chườm đá trong vài phút hay không.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh