Nơi biến heo bệnh, heo tai xanh thành thịt sạch cung cấp cho TP Hồ Chí Minh
- Dược liệu
- 15:18 - 02/02/2015
Heo tai xanh đến lở mồm long móng… mua tuốt
Lò mổ gia súc Tuyết Ngọc là một trong những lò mổ nổi tiểng ở miền Đông, do bà Trần Thị Tuyết Ngọc, 34 tuổi, ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) làm chủ. Theo chân một lái buôn ở Đồng Nai, chúng tôi đã phát hiện ra nhiều điều bất ngờ từ lò mổ này. Thương lái tên Hải cho biết: "Lò mổ này gần chục năm trở lại đây làm ăn rất phát đạt.
Thịt heo ở đây không những phân phối trên địa bàn các tỉnh miền Đông mà còn tuồn vào TP. Hồ Chí Minh nữa. "Có những ngày lò mổ hoạt động thâu đêm suốt sáng. Người ở xa thì không biết cách làm ăn của lò mổ này nhưng chúng tôi đã sinh nghi từ lâu vì họ giao dịch với những người bán heo có rất nhiều mờ ám chứ không giống những thương lái khác". Bà Trần Thị Bình, sống cạnh lò mổ Tuyết Ngọc cho biết: "Hàng ngày cứ nhập nhoạng tối là có một chiếc xe tải nhỏ chở heo đến cho lò mổ này. Khi xe đến thì chạy thẳng vào phía trong rồi chủ lò mổ cho người ra khép cửa lại ngay, cũng không nghe có tiếng heo kêu như những lò mổ bình thường. Hàng ngày, hành tung của bà chủ Trần Thị Tuyết Ngọc cũng tỏ ra rất bí hiểm. Bà ấy ít giao du với những người hàng xóm xung quanh khu vực này lắm. Thịt heo chủ yếu mang đến các chợ đầu mối bán hoặc là bán cho các thương lái đến tận nhà mua là chính thôi chứ trên địa bàn thị trấn này không thấy bán bao giờ cả."
Đột nhập lò môt heo Tuyết Ngọc vào cuối tháng 1/2015
Sau nhiều lần lân la tiếp cận, chúng tôi được chủ xe tải Lê Th, người chuyên chở heo bệnh bán cho lò mổ này tiết lộ: "Heo mua và đưa vào lò mổ này giá chỉ bằng 1/4 giá thị trường. Bà chủ của lò mồ cùng một số nhân viên thân tín đi lùng các địa điểm có nhiều heo bệnh, heo người ta sẵn sàng đổ đi, họ thuê xe đến hốt về lò mổ của mình để biến thành các loại heo thơm ngon. Cứ rẻ là mua, bất chấp loại heo gì. Thế nên dù là heo bệnh, heo tai xanh hay heo chết thì lò mổ này cũng mua tuốt. Bà chủ lò mổ này mua nhiều hóa chất để chế biến kiến không ai biết đó là heo bệnh".
Cũng giống như chủ lò mổ Tuyết Ngọc, ông Trần Hung, chủ là mổ gia súc Thành Phú, thị xã Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) cũng chuyên móc nối với các thành phần bất hảo vận chuyển heo bệnh về lò mổ của mình, sau đó "biến" thành các loại thịt “hảo hạng” rồi bán cho các chợ đầu mối. Ông chủ lò mổ Thành Phú còn quán triệt với các nhân viên của mình rằng: Hễ cứ ở đâu có heo bệnh, heo lở mồm long móng mà các nhân viên trong lò mổ đưa được về sẽ có thưởng.
Có đêm, hàng tấn heo lở mồm long móng được làm thành thịt tươi ngon và tuồn vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh quanh khu vực miền Đông. Tài xế thường vận chuyển heo bệnh cho lò mổ Thành Phú cho biết, chiêu trò được chủ lò mổ này thường áp dụng nhiều nhất đó là thường xuyên đi móc nối với một số người quen ở các khu vực.
Khi phát hiện ở đâu đó có các heo bệnh đang bị tiêu hủy hoặc người dân đang tìm cách bán đổ bán tháo thì chủ lò mổ này sẽ lập tức xuất hiện và thu gom về, giá rẻ như mua rau. Có khi được người dân gọi đến cho không.
Hôi thối cũng thành thơm ngon
Hợp tác xã giết mổ gia súc An Thạnh (huyện Thuận An, Bình Dương) cũng là một địa chỉ mà giới thương lái bán thịt đểu thường xuất hiện và giao dịch nhiều nhất. Chủ lò mổ này sở hữu nhiều bí quyết biến thịt thối, thịt lợn đã chết nhiều ngày, lở mồm long móng thành đặc sản. Ông Lê Tùng, chủ lò mồ thừa nhận, bán buôn kiểu này mất một đồng vốn thì lời được 10 đồng, thế nên dấn thân vào rồi thấy dễ kiếm ăn nên khó dứt ra được.
Để có được khối lượng heo bệnh không có gì là khó khăn lắm. Quan trọng là biến thành thực phẩm ngon. Với những loại heo đã bị bệnh nặng hay chết lâu không xẻ thịt bán được mà phải chế biến thành các dạng thực phẩm khác như; xúc xích, lạp xưởng…Theo các “đồ tể” chuyên giết mổ lợn tại đây, những ngày đầu dịch mới bùng phát, để tránh tình trạng lợn bị thú y giết rồi tiêu hủy với số tiền đền bù ít ỏi, nhiều gia đình đã “bán tống bán tháo” số lợn còn lại để “vớt vát”.
Lò mổ An Thạnh chuyên mổ heo tai xanh và lở mồm long móng.
Lợn nặng trên 50 kg thì được mua với giá 200.000-300.000 đồng/con. Sau khi thu mua, hầu hết lợn được đưa vào chế biến. Thịt lợn ở vùng dịch không chỉ để bán ngay tại thời điểm hiện tại mà còn được chế biến để bán dần. Chắc chắn sau khi hết dịch, giá thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn sẽ tăng.
Chủ lò mổ thừa nhận:"Chúng tôi cứ thu mua, có bao nhiêu mua bằng hết, một phần để bán thịt, phần lớn sẽ quay giò, chả, hay làm ruốc để bán dần. Chỉ cần mỗi kg thịt bệnh, thịt heo chết cho vào khoảng 50gam các chết chống thối và gia vị là thơm ngon ngay. Thêm ít chất tạo dai, tạo độ cứng là xong. Nói chung là dù có thối, có nhiều thế nào mà được chế biến rồi thì cũng chả sợ ế".
Đối với lò giết mổ Tuyết Ngọc thì hầu hết thịt họ mang đi bán, không chế biến nên chủ yếu dùng chất tẩy trắng, chỉ hơn 10.000 đồng/kg, một muỗng nhỏ thuốc tẩy ngâm với 200 lít nước có thể tẩy trắng hàng tạ thịt. Theo thú nhận của chủ lò mổ Tuyết Ngọc thì có khi khối lượng thịt nhiều, họ thường cho người chỏ đến cơ sở lạp xưởng AB (phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. TP. Hồ Chí Minh) để bán.
Cơ sở sản xuất lạp xưởng này sẽ làm tiếp công đoạn hai để đưa ra những sản phẩm ăn liền đến với người tiêu dùng mặc cho những hiểm nguy tiềm ẩn về bệnh tật.
Dùng nhiều sẽ mắc "liên hoàn bệnh"
Theo công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai), ngay từ những ngày giữa tháng 1/2015, công an đã nhận được thông tin về những cách làm ăn mờ ám của lò giết mổ gia súc Tuyết Ngọc do bà Trần Thị Tuyết Ngọc làm chủ. Thế nhưng những hoạt động của lò mổ này diễn ra rất tinh vi dưới nhiều hình thức khác nhau nên cơ quan chức năng khó phát hiện.
Các trinh sát đã nắm rõ tình hình sau đó kết hợp với các cơ quan chức năng khác bất ngờ đột kích vào lò mổ này vào cuối tháng 1/2015 và phát hiện lò mổ đang tiến hành chế biến và một gần chục con heo bệnh chủ yếu là lở mồn long móng và tai xanh. Trước những chứng cứ rõ ràng, chủ lò mổ này đã phải thừa nhận những hành động làm ăn phi pháp của mình.
Chủ lò giết mổ gia súc An Thạnh khi linh cảm được việc các đoàn liên ngành sẽ bất ngờ đi kiểm tra đã chuyển bị mọi phương án để sơ tán lò mổ nhưng hàng chục con heo bệnh chưa kịp thủ tiêu đã là một bằng chứng thể hiện rõ ràng cách làm ăn đầu độc người tiêu dùng. Theo bác sỹ Nguyễn Đức Long, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, các chất đưa vào chế biến thịt thối, thịt heo bệnh ngoài các hóa chất có thể gây ngộ độc trực tiếp thì còn lại chủ yếu là hoóc môn β-agonist.
Các ảnh hưởng không mong muốn của hoóc môn β-agonist là làm tim đập nhanh, rung cơ, hồi hộp lo lắng, và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Do đó, nếu người tiêu dùng ăn phải sản phẩm động vật có tồn dư hormone β-agonists sẽ bị ngộ độc, có các triệu chứng trên, nếu nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người dùng phải thịt heo có hormone này trong một thời gian dài thì sẽ mắc nhiều chứng bệnh liên hoàn.