CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:12

Kim ngạch xuất khẩu lâm sản về đích sớm so với mục tiêu đề ra

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 10,24 tỷ USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ 2018. Với kết quả này, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đã vượt xa kết quả của cả năm 2018 và sớm về đích so với mục tiêu đề ra từ đầu năm. Hiện xuất khẩu lâm sản chiếm tỷ trọng 27,5% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu lâm sớm về đích so với mục tiêu đề ra năm 2019 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,64 tỷ USD, tăng 19,7% so với cùng kỳ 2018; lâm sản ngoài gỗ đạt 600 triệu USD, tăng 37% so cùng kỳ. Trong nhóm lâm sản ngoài gỗ, nhiều sản phẩm tăng trưởng rất ấn tượng: Quế đạt 163 triệu USD, tăng 31%; mây tre, cói đạt 437 triệu USD, tăng 44,4%... Trong 11 tháng 2019, lâm sản Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam, gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc.

Trong khi xuất khẩu lâm sản có sự tăng trưởng vượt bậc, trở thành điểm sáng của toàn ngành nông nghiệp năm 2019 thì các mặt hàng nông sản chính, thủy sản đều có sự sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ.

11 tháng năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của nhóm nông sản chính ước đạt 17 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ. Một số mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu giảm, gồm: Trái cây đạt 2,6 tỷ USD, giảm 5,5%, hạt điều đạt 3 tỷ USD, giảm 1,8% về giá trị, nhưng lượng tăng 23,6%; gạo đạt 2,6 tỷ USD, giảm 9,4% về giá trị, lượng tăng 4,8%; hạt tiêu đạt 677 triệu USD, giảm 5,8% nhưng lượng tăng 23,3%; riêng cà-phê, giá trị xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD, giảm 15,2%, lượng giảm 22,7%.

Một trong những nguyên nhân chính của sự sụt giảm nêu trên là do biến động của thị trường xuất khẩu nông sản năm 2019, rõ nhất là nhìn từ mặt hàng gạo, rau quả và thủy sản. Trong đó, mặt hàng gạo và rau quả chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ những thay đổi của thị trường Trung Quốc - vốn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam.

Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 66,7% so với cùng kỳ; rau quả giảm 14,5% so với cùng kỳ. Lý do là vì Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng hạn chế thương mại tiểu ngạch, yêu cầu xuất khẩu chính ngạch; đồng thời siết chặt các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định kỹ thuật khác như tem nhãn, nguồn gốc xuất xứ, mã số vùng trồng. Ðối với thủy sản - ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn của ngành nông nghiệp, kim ngạch giảm phần lớn là do hai mặt hàng chính là tôm và cá tra đều chịu sự thụt lùi về giá trị so với năm 2018.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra giảm 9%; xuất khẩu tôm giảm 6,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu tôm cả năm 2019 chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, giảm 4% so với năm 2018. Nguyên nhân chính là do xuất khẩu tôm sang thị trường EU - thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam tăng trưởng dương duy nhất trong tháng 7-2019, các tháng còn lại đều tăng trưởng âm. Trong 10 tháng năm nay, xuất khẩu tôm sang EU đạt 580,8 triệu USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ năm trước.

K.VÂN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh