Kiên cường ở quê hương chị Sứ anh hùng
- Dược liệu
- 20:43 - 29/04/2019
Những cánh đồng bên hàng cây thốt nốt xanh tươi hứa hẹn cuộc sống tốt đẹp
Huyện Hòn Đất - địa danh gắn liền với tên tuổi nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, nguyên mẫu để nhà văn Anh Đức xây dựng nhân vật “Chị Sứ” trong tiểu thuyết Hòn Đất nổi tiếng được dựng thành phim. Chị Ràng quê ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang), tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1950. Năm 1962 chị bị bắt trên đường làm nhiệm vụ, bị tra tấn rồi hy sinh dưới chân núi Hòn Đất khi mới 25 tuổi. Chị là hình ảnh tiêu biểu cho phụ nữ miền Nam kiên cường, bất khuất, anh dũng trong cuộc kháng chiến trường kỳ của toàn dân tộc.
Chúng tôi trở lại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất để chứng kiến sự đổi thay của vùng đất này. Điều cảm nhận đầu tiên, các tuyến đường giao
Đến huyện Hòn Đất, đi trên con đường từ trung tâm huyện vào xã Thổ Sơn, du khách sẽ đến với Khu di tích Hòn Đất trang nghiêm, được xây dựng năm 2002 với diện tích 22.000 m2 ngay dưới chân núi Hòn Me. Khu di tích lịch sử Ba Hòn được bảo tồn, tôn tạo với 27 hạng mục. Tâm điểm của khu di tích là phần mộ của nữ Anh hùng liệt sĩ Phan Thị Ràng. Ngôi mộ có mái ngói giả cổ uốn cong như ngôi miếu nhỏ được đỡ bởi 12 cột trụ vững chãi. Trải qua các cuộc kháng chiến, đã có 967 người con của Hòn Đất và từ nhiều vùng quê khác hy sinh nằm lại ở vùng đất này. |
thông nông thôn được mở rộng, đời sống của người dân ngày được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm mạnh. Những thành công trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế của tỉnh Kiên Giang, từ tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn vay ưu đãi mà những người làm tín dụng chính sách nơi đây đã triển khai thực hiện.
Từ 10 triệu đồng vay chương trình cho vay hộ nghèo, chị Nguyễn Thị Lệ, ở thị trấn Hòn Đất, đã quyết định đầu tư mua nguyên liệu làm bếp đất nung truyền thống. Chị Lệ cho biết: “Gia đình tôi có nghề làm bếp đất nung từ lâu, vì khó khăn nguồn vốn đầu tư nên không thể mở rộng sản xuất. Đúng lúc khó khăn, gia đình được Ngân hàng CSXH cho vay với lãi suất ưu đãi, thủ tục vay lại dễ dàng, nên quyết định đầu tư từng bước mở rộng sản xuất, hiện tại nghề làm bếp đất nung đã giúp gia đình thoát khỏi khó khăn…”.
Với gia đình chị Dương Thị Hằng, anh Nguyễn Văn Đức (tổ 2 ấp Hòn Me, xã Thổ Sơn), có đất nhưng lại ít vốn để mở rộng sản xuất, được Ngân hàng CSXH cho vay 20 triệu đồng từ chương trình hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, gia đình quyết định đầu tư cải tạo, mở rộng vườn trồng soài cát Hòa Lộc. Sau một số năm, những cây soài sai trĩu quả cho thu hoạch quanh năm đã giúp họ trở nên khá giả. Anh Đức phấn khởi nói với chúng tôi, sau những mùa soài thành công, gia đình tiếp tục cải tạo thêm những vườn cây kém hiệu quả để trồng soài với quy mô lớn hơn. “Gia đình hiện đã đủ vốn để sản xuất, sẽ trả nợ hết cho ngân hàng khi đến hạn, để cho hộ gia đình khác có nhu cầu vay, cùng phát triển kinh tế vươn lên khá giả”- anh Đức khẳng định.
Là vùng đất có khí hậu ôn hòa, từ các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế của chính quyền và sự nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế hộ của người dân, đã đưa tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo ghi nhận nguyện vọng của nhiều hộ dân, để có thêm nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững, rất cần những nguồn vốn vay ưu đãi lớn hơn, bởi vốn tính dụng từ Ngân hàng CSXH sẽ là đòn bẩy tạo nên động lực cho họ phát triển kinh tế, mở rộng đa dạng nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh, cung ứng sản phẩm hàng hóa ra xã hội. Tính chung, đến cuối năm 2018, tỉnh Kiên Giang chỉ còn 18.252 hộ nghèo (theo tiêu chí tiếp cận đa chiều), chiếm 4,14%, giảm 2,06% so với cuối năm 2017, có được kết quả này là nhờ sự đóng góp không nhỏ của nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng CSXH.
Những con đường rộng hơn, đẹp hơn sẽ là điều kiện tốt cho sự phát triển.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang bà Lê Thị Minh Phụng cho biết, để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao, bền vững, tỉnh sẽ chỉ tạo các cấp ngành huyện thị tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp như: Tạo vốn vay ưu đãi gắn với hỗ trợ điều kiện sản xuất cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ đa dạng các hình thức tạo sinh kế cho người nghèo, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nhân rộng những mô hình giảm nghèo hiệu quả, bền vững để hộ nghèo học tập, làm theo.
Chị NguyễnThị Mỹ Nương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng CSXH huyện Hòn Đất cho chúng tôi biết, năm 2019 Ngân hàng sẽ phối hợp với các cấp hội, đoàn thể nhận ủy thác rà soát các hộ cần vay, khuyến khích các hộ sử dụng tốt vốn vay, nhân rộng các mô hình hiệu quả, ưu tiên cho phát triển chăn nuôi, trồng cây đặc sản, góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp theo hướng cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi để ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người dân địa phương.
Từ năm 2002-2018, hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng CSXH Việt Nam đã bao phủ đến hơn 11.000 xã trong cả nước, đưa nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo, giúp người nghèo và đối tượng chính sách có nguồn vốn phát triên sản xuất, cải thiện đời sống để thoát nghèo. Khởi nguồn từ 3 sản phẩm đơn lẻ ban đầu, hiện nay Ngân hàng CSXH đã hình thành được một chuỗi các sản phẩm tín dụng gồm 22 chương trình phục vụ người nghèo, hỗ trợ người dân không chỉ giảm nghèo mà còn thoát nghèo bền vững. Mạng lưới 22 chương trình tín dụng này hướng vào từng nhu cầu của hộ nghèo, đối tượng chính sách giúp họ an cư lập nghiệp, vun đắp tương lai cho con em mình từ cho vay hộ nghèo đến cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; cho vay con em các gia đình khó khăn có điều kiện học tập; cho vay nhà ở; cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động…Bên cạnh đó, Ngân hàng CSXH còn có các chương trình cho vay mang tính cấp thiết như cho vay xây dựng nhà ở phòng, tránh bão lụt ở miền Trung, làm nhà vượt lũ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long… |