Kì bí chuyện chú gà bị chặt đầu vẫn sống và đi lại như thường
- Văn hóa - Giải trí
- 13:18 - 16/09/2015
Vào ngày 10/9/1945, Lloyd Olsen và vợ ông là Clara đã thịt gà ở nông trại của mình tại Fruitam Clorado. Olson thường sẽ chặt đầu gà rồi vợ ông là người làm sạch, tuy nhiên một trong số những con gà bị "lên thớt" ngày hôm đó lại không chịu chết.
"Một loạt con gà bị cụ tôi cắt đầu và tưởng rằng tất cả chúng đã chết. Nhưng một con lại đứng dậy, và đi lại như không có chuyện gì xảy ra." - Troy Water, chắt của cặp đôi kể lại.
Họ đặt con gà đó trong một cái hộp xốp qua đêm. Đến sáng hôm sau, Lloyd Olsen đến và kiểm tra thì điều bất ngờ xảy ra, con gà đó vẫn còn sống.
Vợ chồng Olsen, người đã tình cờ tạo ra chú gà "đẻ trứng vàng".
Christa Water, vợ của Troy chia sẻ: "Đó là một phần trong lịch sử kì lạ của gia đình tôi".
Waters đã nghe câu chuyện này từ hồi còn nhỏ, khi mà cụ của anh ốm yếu và đến ở nhà anh. Anh và cụ đã ngủ cùng phòng, và cụ thường mất ngủ nên hai cụ cháu nói chuyện với nhau hàng giờ liền.
Waters kể lại: "Cụ tôi thường làm thịt gà và ra chợ bán. Cụ đã mang chú gà không đầu này đến chợ, cá cược với mấy bạn rượu rằng cụ có một con gà không đầu biết đi”.
Và tin về con gà không đầu đã lan ra khắp Fruita. Báo chí địa phương đã cử cả phóng viên đến để phỏng vấn ông Olsen, và hai tuần sau đó, một nhà tổ chức các hoạt động biểu diễn tên là Hope Wade cũng đã lặn lội gần 500 cây số từ thành phố Salt Lake, Utah để chiêm ngưỡng chú gà. Ông ta đã đưa ra một đề nghị đưa chú gà vào show diễn của mình.
Chú gà Mike đã được gánh báo chí và rạp xiếc săn đón.
Waters nói thêm: "Hồi đó, cụ tôi chỉ có một trang trại nhỏ và cuộc sống cũng rất khó khăn, và cụ tôi đã đồng ý với họ”.
Đầu tiên họ đến thăm thành phố Salt Lake và Trường đại học Utah, nơi chú gà trải qua các cuộc thí nghiệm. Có tin đồn rằng, các nhà khoa học đã cắt đầu của nhiều con gà khác đề xem có con nào sống được không.
Cũng ở đây, tại chí Life Magazine đã thần thánh hóa câu chuyện về Chú gà không đầu biết đi Mike - tên mà Hope Wade đặt cho chú gà. Sau đó, Lloyd, Clara và gà Mike đã cùng đi tour vòng quanh nước Mỹ.
Câu chuyện về chú gà được lưu truyền lại.
Họ đến California và Arizona, và Hope Wade còn đưa gà Mike đi tour khắp vùng Đông Nam hoa Kì còn hai vợ chồng nhà Olsens phải trở về nông trại để thu hoạch mùa màng.
Hành trình của chú gà đã được Clara ghi lại cẩn thận trong một cuốn sổ nhật kí, hiện đang được lưu giữ trong tủ của chắt Waters của bà.
Sau chuyến đi đầu tiên, nhà Olsen đã đưa Mike đến Phoenix, Arizona, nơi mà điều tồi tệ nhất đã xảy ra vào mùa xuân năm 1947.
Walters kể: "Đó là nơi mà chú gà đã chết".
Mike chỉ ăn được thức ăn lỏng và nước mà vợ chồng Olsen cho thẳng vào thực quản. Một chức năng quan trọng mà họ cũng giúp gà Mike nữa đó là làm sạch chất nhầy trong cổ họng. Họ cho nó ăn bằng một cái ống nhỏ giọt và rửa cổ họng nó bằng một ống tiêm.
Đêm mà Mike chết, họ đã bị đánh thức bởi tiếng nghèn nghẹn chú gà phát ra. Khi họ tìm ống tiêm để rửa, họ mới nhận ra đã để quên ở rạp xiếc, và không kịp tìm cái thay thế.
Troy Water, chắt của vợ chồng Olsen, đứng bên tượng gà không đầu Mike tại Fuita.
"Và trong nhiều năm, cụ đã nói dối rằng cụ bán chú gà cho một rạp xiếc khác. Chỉ vài năm trở lại đây, trước khi cụ chết, cụ mới thừa nhận với tôi rằng nó đã chết vì lỗi của cụ. Tôi nghĩ rằng cụ không muốn thừa nhận rằng cụ sai, để con gà "đẻ trứng vàng" chết vì cụ”. Nhưng cụ không bao giờ tiết lộ đã làm gì với chú gà chết đó.
Điều khiến Bác sĩ Tôm Smulders, một chuyên gia về gà ở Trung tâm hành vi và tiến hóa của Đại học Newcastle, ngạc nhiên nhất là chú gà Mike không chết vì chảy máu. Còn việc gà Mike vẫn có thể tiếp tục các chức năng cơ thể khi mà không có đầu thì ông thấy dễ giải thích hơn.
Với con người, việc mất đầu sẽ đồng nghĩa với mất hoàn toàn não bộ. Còn với gà lại khác. Bác sĩ giải thích rằng, não của gà hầu hết tập trung ở đằng sau hộp sọ, sau mắt.
Bài báo cáo chỉ ra rằng, mỏ, mặt và mắt và một tai của Mike đã bị mất bởi lưỡi dao, nhưng đến 80% bộ não - thứ điều khiển cơ thể gà, bao gồm cả nhịp tin, thở, tiêu hóa - vẫn còn nguyên.
Gà Mike sống sót sau khi bị chặt đầu là vì những tế bào não vẫn còn gắn với cơ thể nó. Và khoa học đã phát triển rất nhiều, thứ gọi là tế bào não đó đã được chứng minh là một phần của một bộ não riêng biệt.
Bác sĩ Smulder cho biết: "Hầu hết não các loài gia cầm mà chúng ta biết bây giờ đều từng được cho là tế bào não thời đó”.
Vậy tại sao những người cố tạo ra một chú gà như Mike lại đều không thành công, điều này thì rất khó để giải thích. Có lẽ là trong lúc đó, vết cắt dường như vào đúng chỗ, đúng lúc một cục máu đông nào đó đã giúp chú gà không chảy máu đến chết.
Đến nay, để tưởng nhớ về Mike, chính quyền Fruita đã cho dựng một bức tượng Mike và cứ đến tháng 5 hàng năm, tại Fruita lại diễn ra một lễ hội mang tên Gà không đầu.