CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 10:08

Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An: Chăm sóc thương binh bằng cả tấm lòng

 

Lãnh đạo khu điều dưỡng tổ chức đưa các thương binh đi thăm lại chiến trường xưa.

Đến khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An, ở xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc, Nghệ An), chúng tôi mới thấm thía nỗi đau chiến tranh. Trong ký ức của những thương binh lúc mơ, lúc tỉnh này gần như chỉ có những trận đánh với bom đạn. Đang yên bình nhưng tiếng hét “Xung phong!” có thể vang lên bất cứ lúc nào. Và khi bệnh nhân đã lên cơn  thì khu điều dưỡng như náo loạn  và đó cũng là thời điểm khó khăn nhất của nhân viên khu điều dưỡng. Giám đốc Phạm Thành Trụ, tâm sự: “Khi lên cơn thì họ khỏe khủng khiếp, phải 4 anh thanh niên khỏe mạnh mới có thể giữ yên được họ để có thể tiêm thuốc. Vượt qua những cơn cường cơn đó thì họ lại trở lại con người thật của mình hiền lành, trầm mặc, ưu tư...” Chính những lúc đó các y, bác sỹ và nhân viên khu điều dưỡng là những người bạn tâm sự, sẻ chia với họ những ưu tư. Các y tá, y sỹ trung tâm, ngoài công việc của người thầy thuốc còn là những người bạn, người thân của các thương binh đặc biệt này.Trung tâm tiếp nhận, quản lý, điều dưỡng, điều trị các đối tượng thương bệnh binh, con liệt sỹ, con của người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và các đối tượng tâm thần thuộc diện chính sách, do bị thương, bị tâm thần, có tỷ lệ thương, bệnh tật đặc biệt nặng của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đây là các đối tượng bệnh nặng nên Trung tâm luôn duy trì chế độ trực ca 24/24 để theo dõi, nắm bắt, xử lý kịp thời những diễn biến về bệnh lý. Nâng cao chất lượng công tác quản lý bệnh nhân, không để bệnh nhân bỏ trốn. Tổ chức đón các đối tượng về thăm gia đình để quản lý. Trong 6 tháng đầu năm Trung tâm đã đón được 28 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị.

Ông Phạm Thành Trụ, Giám đốc Khu điều dưỡng thương binh tâm thần kinh Nghệ An.

Trung tâm luôn đổi mới phương pháp điều trị lý liệu pháp, phục hồi chức năng trong điều trị: Duy trì thường xuyên cho bệnh nhân tham gia văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xem thông tin thời sự tại hội trường câu lạc bộ tạo nên sự thoải mái về không gian và tinh thần.

Đầu năm, Trung tâm đã hai lần tổ chức cho thương, bệnh binh về thăm lại chiến trường xưa, thăm quan một số di tích lịch sử khu vực phía nam, mỗi đợt 10 ngày. Đây là dịp để anh chị em thương bệnh binh ôn lại một thời quá khứ nơi họ đã từng sống, chiến đấu anh dũng để bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời đây cũng là sự kết hợp trong công tác điều dưỡng, điều trị lý, liệu pháp, phục hồi chức năng bằng phương pháp tái hòa nhập cộng đồng nhằm tăng cường sức khỏe, hồi phục trí nhớ cho thương bệnh binh.

Bộ phận hậu cần đã có nhiều giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng phục vụ bữa ăn hàng ngày như: Tổ chức lên thực đơn theo chế độ bệnh lý, phù hợp với thời tiết, chế bến các món ăn hợp khẩu vị đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm.Ngoài ra, Trung tâm còn phát động phong trào gây quỹ để giúp đỡ các thương, bệnh binh. Với mức đóng góp từ 5 – 30.000 đồng. Khi bệnh nhân đi cấp cứu trích ra 300.000 đồng để thăm hỏi, Tết hỗ trợ thêm bữa ăn cho các thương, bệnh binh mỗi người 50.000 đồng.

Các thương binh ngồi xem bóng chuyền tại Khu điều dưỡng.

Sức khỏe thể chất của đối tượng ngày càng được ổn định tốt, Sức khỏe tâm thần ngày càng được nâng lên; không có sự cố trong tai biến trong điều trị. Công tác quản lý đối tượng đảm bảo an toàn tuyệt đối, đời sống vật chất tinh thần của đối tượng ngày càng được nâng lên. Các đối tượng yên tâm điều dưỡng, điều trị tại đơn vị.

PV/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh