CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 07:15

Khôi phục sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung

Trong khoảng 2 tháng (từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11), bão, lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Trung. Thiên tai đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị tổn thương nghiêm trọng (với 4.000ha lúa, 7.600ha hoa màu, 139.565 ha rừng, 12.672ha nuôi thủy sản bị thiệt hại; 38.500 con gia súc, 3.214.000 con gia cầm bị chết, cuốn trôi) 165km đê biển, cửa sông bị sự cố; 45,9km kè bị hư hỏng; 88 điểm sạt lở bờ biển với tổng chiều dài là 141km). Thiệt hại kinh tế ước tính trên 30.000 tỷ đồng.

Khôi phục sản xuất nông nghiệp khu vực miền Trung - Ảnh 1.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Sau thiên tai, một loạt các giải pháp đã được thực hiện để khắc phục hậu quả và thúc đẩy sản xuất. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 05/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng do thiên tai gây ra; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn chủ động ứng phó mưa, bão, lũ; khắc phục thiệt hại và khôi phục sản xuất do thiên tai gây ra;

Chính phủ đã xuất cấp 15.804 tấn gạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ký 04 Quyết định xuất hỗ trợ 23,0 tấn hạt giống ngô và 15,8 tấn hạt giống rau cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng hỗ trợ 13 tấn lúa, ngô giống các loại, để giúp người dân 4 tỉnh trên từ nguồn xã hội hóa.

Về kinh phí, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ khẩn cấp 1.250 tỷ đồng cho 9 tỉnh miền Trung; Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, Bộ Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và một số quốc gia (Hoa Kỳ, Hàn Quốc...) hỗ trợ tiền và hàng hóa thiết yếu với tổng trị giá trên 21,53 triệu USD (tương đương với 500 tỷ đồng).

Các địa phương đã chủ động và phối hợp rất chặt chẽ với một số cơ quan đơn vị của bộ, ngành, doanh nghiệp tập trung khắc phục hậu quả, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, để phục hồi sản xuất nhanh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn, cần khẩn trương triển khai cũng như đề ra một số giải pháp, kiến nghị những chính sách lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm phát triển bền vững và chủ động thích ứng trước thiên tai:

Về giải pháp trước mắt sẽ cùng với các giải pháp ứng phó, hỗ trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền Trung đã triển khai, thời gian tới, thúc đẩy khôi phục sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, hạ tầng nông thôn... sẽ là những yêu cầu cấp thiết, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán.

Do đó, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể: Quy hoạch lại sản xuất phù hợp với điều kiện vùng lũ, nguy cơ sạt lở cao; chuyển đổi đất, cây trồng, thời vụ; chăn nuôi, chăn nuôi đại gia súc;  xây dựng, quy hoạch xử dụng đất; xử lý môi trường sau thiên tai; đầu tư hạ tầng sản xuất, bao gồm: Hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai bền vững; xây dựng các hồ chứa thủy lợi lớn, đa mục tiêu... đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn nước, phòng chống lũ hạ du; hạ tầng bảo đảm thoát lũ nhanh.

X.MAI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh