THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 08:14

Khởi nghiệp chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng

Khởi nghiệp chưa bao giờ là một quá trình dễ dàng, ngay cả người có ý chí thép đến mấy cũng không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và bắt đầu lại từ con số 0. Từng phá sản 2 công ty bà hiện đang dẫn dắt một công ty đang phát triển, anh Nguyễn Văn Thể đã không ít lần nhận được câu hỏi: "Phá sản như vậy thì lấy tiền đâu khởi nghiệp?".

Với một người từng trải như anh, khởi nghiệp thực sự là một quá trình không ngừng nghỉ. Có người khởi nghiệp rất sớm lúc còn sinh viên, có người khởi nghiệp lúc 30 tuổi nhưng cũng có người 60 tuổi vẫn khởi nghiệp.

Lần khởi nghiệp đầu tiên và cái đau của lần đầu "làm chuyện ấy"

Một cậu sinh viên năm 3 gầy gò bắt tay khởi nghiệp cùng 3 anh chị lớn mở một công ty. Cơ duyên đến từ việc anh Thể làm công cho họ. Sau đó, từ một trung tâm việc làm, họ mở công ty cổ phần tổ chức sự kiện và mời anh tham gia làm cổ đông. Khi ấy, duy nhất mình anh là sinh viên được tham gia cổ đông nên trong ngày khai trương công ty, anh chia sẻ khi được giới thiệu đứng lên là cổ đông công ty, "mình thấy oách lắm vì chẳng ai nghĩ mình vẫn còn là sinh viên".

Quả thực, khi ấy, anh cũng thấy nhiều người xì xào tại sao anh trẻ thế mà lại được đảm nhiệm vị trí cao thế, đã vậy lại không hề có quan hệ mật thiết từ trước với 3 cổ đông còn lại. Tuy nhiên, khi còn đi làm thuê, giám đốc công ty thích phong cách làm việc của anh nên muốn ngỏ lời hợp tác làm việc.

Sau 1 năm cùng nhau cố gắng đưa công ty đi lên, công ty gặp trục trặc do các cổ đông không hiểu ý nhau dẫn tới việc công ty phá sản. Chia sẻ về những mất mát của lần đầu tham gia thành lập công ty, anh Thể chia sẻ: "Ra trường mình mất toi vài chục triệu vụ đó. Anh em chia tay."

Lần thứ hai thế nào?

Sau khi ra trường, trong khi bạn bè chuẩn bị hồ sơ đi xin việc, anh Thể lại chuyên tâm mở một trung tâm chuyên thiết bị dạy trẻ thông minh sớm ví dụ bảng chữ cái... Lần này, anh bắt tay cùng một bạn trong lớp. Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính", ngay từ đầu đã không gặp suôn sẻ: "Ý tưởng mình viết xong, liên hệ nguồn nhập hàng xong. Vậy mà, "đùng cái rẹc" bạn ấy rút lui vì cần tiền làm việc khác. Thế là mình trả lại 10 triệu cho bạn ấy."

Tuy nhiên, anh không hề nản chí mà tiếp tục dùng số tiền mình có bao nhiêu để làm bấy nhiêu, tự nhập hàng về bán. Từ A đến Z, một mình anh lo liệu: tuyển quản lý, tuyển nhân viên thị trường, tuyển shipper, tuyển kế toán, tuy nhiên không phải nuôi lương cứng cho cộng tác viên hưởng lợi nhuận ăn chia. "Mỗi tháng lợi nhuận của cửa hàng khoảng 8-9 triệu nên ở Đà Nẵng, cũng đủ sống. Trong khi thời điểm đó bạn bè mình thất nghiệp nhiều lắm. Vì mới ra trường mà."

Lần thứ hai, anh cho biết làm ăn không có lỗ nhưng thấy thị trường gần bão hòa và bản thân làm một mình hơi vất vả nên anh đã chuyển sang làm tự do.

Hai lần phá sản, tôi lấy tiền đâu để khởi nghiệp lần thứ 3? - Ảnh 2.

Lần thứ ba, tôi lấy tiền ở đâu?

Lần này, anh mở công ty về marketing online chuyên viết content thuê nên vốn chẳng cần nhiều lắm. Khoản ấy, anh chia sẻ mình có được do quá trình 5 năm đi làm thuê và làm tự do có một ít. Hơn nữa, cuốn sách "Khởi nghiệp từ 2 bàn tay trắng" cũng là động lực cho lần bắt đầu lại này của anh. Trong đó, anh học được cách vạch ra ngân sách tối thiểu chi cho 6 tháng nếu doanh nghiệp không có lãi vẫn duy trì được. 

Khi nhìn lại, anh thấy mình đã vượt qua giai đoạn khó khăn ấy rồi nên giai đoạn kinh tế căng thẳng do đại dịch Covid-19 gây ra, anh cũng không lo lắng nhiều. Đổi lại, anh vẫn giữ tâm thế bình tĩnh và tích cực.

Rút kinh nghiệm từ chính bản thân, anh Thể đưa lời 3 lời khuyên "nếu bạn đã cạn tiền rồi mà vẫn khao khát làm lại từ đầu":

- Nên chọn lĩnh vực dịch vụ mà khởi nghiệp vì nó ít vốn. 

- Tận dụng nguồn tiền mượn gia đình, bạn bè, hạn chế vay ngân hàng.

- Vạch ra kế hoạch chi tiêu trong 6 tháng nếu công ty không lãi vẫn tồn tại được.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh