CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 05:50

Khoảng cách giữa người thành công và người tầm thường không nằm ở tài phú mà ở nội tâm

Sự khác biệt lớn và sâu xa nhất giữa người với người, không nằm ở thân phận hay tiền tài, mà nằm ở nội tâm.

Càng là người ưu tú, càng không có những biểu hiện dưới đây:

Huênh hoang, kiêu ngạo

Có một câu chuyện như sau:

Có một cậu ấm nhà bề thế nọ, cậu rất thích vẽ tranh. Thực ra, khả năng hội họa cũng bình thường nhưng, cậu lại luôn tự cho mình rất tài năng.

Cậy nhà có tiền, cậu mời một danh sư về dạy mình đồng thời luôn tỏ ra rất huênh hoang.

Một ngày, cậu ra ngoài trời để vẽ tranh phong cảnh, cậu gặp một bác nông dân, bác nông dân liếc nhìn bức tranh cậu vẽ, cảm thấy rất tò mò, nên nhìn thêm một chút.

Cậu ấm cho rằng người nông dân không hiểu bức vẽ của mình, liền tỏ ra huênh hoang, nói với bác nông dân rằng mình là một họa sĩ rất nổi tiếng, toàn vẽ ra những bức tranh trừu tượng, ít người có thể hiểu.

Bác nông dân nghe xong liền cảm thấy cậu thanh niên rất giỏi giang, thấy cậu vẽ tranh vất vả, liền mời cậu về nhà ăn bữa cơm trưa.

Khi ngồi vào mâm, trông thấy toàn là những món ăn dân giã, cậu ấm tỏ vẻ, nổi giận nói:

"Tôi là một họa sĩ lớn, khi ra ngoài tham gia triển lãm, có biết bao nhiêu người muốn xin chữ kí của tôi, xin tôi vẽ tranh cho họ. Mấy người lại chỉ mời tôi bữa ăn đạm bạc như này, bao nhiêu người muốn mời tôi ăn cơm còn chưa tới lượt kia kìa."

Vừa hay người con trai đang học đại học của bác nông dân hôm đó lại ở nhà, nghe thấy những lời nói ra vẻ đó, liền lên mạng tìm kiếm thông tin, kết quả tra ra được cậu ta chẳng qua cũng chỉ là một tên học trò vô danh, thậm chí còn chẳng có tác phẩm nào ra hồn, thấy vậy, liền bóc mẽ cậu ta.

Cậu ấm bẽ bàng, xấu hổ, cầm theo đồ vẽ và nhanh chóng biến mất.

Có người từng nói:

"Tôi vô cùng ghét mấy kẻ huênh hoang, nhưng rốt cuộc thì trên đời lại không thiếu những người như vậy. Đây là một biểu hiện cực đoan của những kẻ bất tài."

Cuộc sống luôn tồn tại những kẻ huênh hoang, ra vẻ nọ kia, không coi ai ra gì, thích thể hiện uy phong trước những người kém hơn mình.

Theo thời gian, bản chất của họ sớm muộn gì rồi cũng lộ ra, lúc này mới phát hiện ra, họ chẳng qua cũng chỉ những cái vỏ rỗng.

Trên thực tế, càng là người có năng lực, càng không cần tới mấy cái vỏ bọc huênh hoang rỗng tuếch để bao biện cho bản thân, họ cũng chẳng có thời gian để đi làm những việc xuẩn ngốc và mất mặt này, bởi lẽ họ biết rằng, dùng thực lực để nói chuyện mới khiến người khác tâm phục khẩu phục.

Khoảng cách giữa người thành công, trí tuệ và người tầm thường không nằm ở tài phú mà ở nội tâm - Ảnh 1.

Ca thán, tranh cãi

Có một câu chuyện như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một đôi vợ chồng làm ăn kinh doanh kiếm được một chút tiền, họ muốn mua một con la về để thồ hàng cho đỡ vất vả, người vợ phân vân không biết nên mua la đực hay la cái.

Người chồng nói mua la cái để nó đẻ thêm, người vợ lại cho rằng thêm một con la nữa sẽ nuôi không nổi.

Lúc này hai người con nghe thấy, người con cả nói mua la cái, nói la con đẻ ra phải để mình cưỡi trước, người còn thứ cãi lại nói nếu không để mình cưỡi trước vậy thì mua la đực đi.

Chán cảnh cãi nhau, người anh thỏa hiệp nói cả hai cùng cưỡi.

Người cha không đồng ý, mắng: "Hai đứa tụi bay làm gãy eo la thì làm sao?"

Cứ như vậy, cả nhà tranh cãi không dứt, lúc này, người hàng xóm nghe thấy đã chạy sang nói:

"Thôi đừng cãi nhau nữa, la nó có đẻ được đâu mà có la con!"

Một câu chuyện cười về những con người thiếu hiểu biết, nhưng nghĩ mà xem, khi chúng tranh cãi vì những chuyện vô nghĩa, có phải cũng rất giống với những nhân vật trong câu chuyện?

Tại sao ca thán và tranh cãi lại là chuyện mà chỉ những người thiếu hiểu biết mới làm?

Bởi lẽ hai hành động này đều xảy ra khi cảm xúc của chúng ta ở trạng thái xấu nhất, hay nói cách khác là chúng ta bị cảm xúc chi phối, khi ấy thì đúng sai đã không còn quan trọng, thắng thua, thể hiện mới là tất yếu.

Trên thế gian này không có cuộc cãi vã nào thắng cả, cũng chẳng có chuyện có được công bằng sau khi oán than.

Người ưu tú, thành công, sớm đã dừng những hành động vô ý nghĩa này từ lâu rồi.

Khoảng cách giữa người thành công, trí tuệ và người tầm thường không nằm ở tài phú mà ở nội tâm - Ảnh 2.

Thêu dệt thị phi

Một thiền sư khi đang đi tản bộ trong chùa, ông nhìn thấy trên cột có khắc hình 3 con khỉ:

Một con che mắt, một con bịt tai, và một con che miệng.

Ông đột nhiên nhận ra được trí tuệ lớn từ trong thiết kế này. Các giác quan của chúng ta mỗi ngày phải tiếp thu quá nhiều thông tin từ thế giới bên ngoài. Trong thời đại thông tin giải trí phổ biến như hiện nay, chúng ta buộc phải tiếp nhận nhiều tin đồn và chuyện thị phi.

Nếu không tỉnh táo, bạn sẽ rất dễ rơi vào cái bẫy của những tin đồn nhảm nhí, không đúng sự thật.

Thêu dệt thị phi, tin đồn nhảm nhí, là chuyện mà những người ở tầng lớp thấp kém mới làm.

Khổng Tử nói: "Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn", ý muốn nói, việc của người khác, đừng tùy tiện dòm ngó, đừng tùy tiện nghe lén, càng không được bàn luận, rao đồn bừa bãi.

Cả ngày đi thêu dệt chuyện thị phi, đối với bạn nó là trò tiêu khiển, là trò đùa, nhưng đối với nhân vật chính của tin đồn thì đó lại là một sự tổn thương sâu sắc.

Người ưu tú, họ dành thời gian để đi nâng cao năng lực bản thân, làm gì có thời gian đi lao vào bịa đặt mấy chuyện không đâu.

Khoảng cách giữa người thành công, trí tuệ và người tầm thường không nằm ở tài phú mà ở nội tâm - Ảnh 3.

Khoảng cách giữa người với người trước giờ chưa bao giờ nằm ở địa vị hay tiền tài, mà nó nằm ở tâm hồn và đạo đức.

Người ưu tú, họ luôn tràn đầy năng lượng tích cực, tầm nhìn xa rộng, thông minh tài trí; còn người vô dụng lại thường thích tiêu thời gian vào những chuyện vô nghĩa, không đâu.

Dù không thể trở thành tầng lớp "thượng đẳng" trong xã hội, thì ít nhất cũng đừng biến mình thành người thấp kém, hãy cống hiến thời gian quý báu cho việc nâng cao bản thân, nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống, thay vì đâm đầu vào những chuyện không đâu.

Như Nguyễn

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh