THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:44

“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội

“Khoác áo mới” “Khoác áo mới” - Ảnh 1.

Ngôi nhà được chỉnh trang mới, nổi trội trên phố Đinh Tiên Hoàng.

Hàng loạt nhà phố cổ Hà Nội được "thay áo mới"

Hà Nội những ngày Thu tháng Tám, đi dọc các tuyến phố nằm trong khu vực phố cổ, dù vô tình đến mấy ta cũng phải ngỡ ngàng khi bắt gặp những "tấm áo mới" đã và đang được khoác lên nhiều công trình đem đến sự đồng điệu về màu sắc và cảnh quan, hài hòa với kiến trúc cổ kính của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ông Nguyễn Vũ Linh, Phó phòng Quản lý đô thị (Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm) cho biết, thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị" 2016, thành phố giao Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm lựa chọn một số tuyến phố thực hiện làm điểm để nhân rộng việc xây dựng tuyến phố kiểu mẫu. Ngày 31/8/2016, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã ban hành Kế hoạch 160/KH-UBND triển khai thực hiện thiết kế chỉnh trang đô thị các tuyến phố trên địa bàn quận năm 2016 và những năm tiếp theo.


“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội - Ảnh 2.

Ngôi nhà trên phố Lương Văn Can đã được "thay áo mới".

Từ kinh nghiệm chỉnh trang phố Tạ Hiện, Lãn Ông được các chuyên gia thành phố Toulouse (Pháp) phổ biến khi triển khai chỉnh trang toàn bộ 79 tuyến phố. Việc chỉnh trang này ngoài mục đích để đô thị cổ đẹp hơn còn phục vụ cho các hoạt động du lịch, thu hút du khách đến với phố cổ Hà Nội. Ban Quản lý phố cổ Hà Nội được giao nhiệm vụ đảm trách việc chỉnh trang này. Việc cải tạo, chỉnh trang thực hiện theo nguyên tắc hạng mục nào gắn vào công trình không phù hợp sẽ bị loại bỏ, từ mái che, mái vẩy, đường dây. Một số hạng mục như cửa, lan can sẽ được sơn sửa hoặc làm mới, mặt tiền các ngôi nhà mặt phố sẽ được quét vôi ve, màu vôi ve được lựa chọn cho phù hợp với không gian phố cổ. Việc chỉnh sửa này từ nhà dân đến các cơ quan, đơn vị đều thực hiện cùng phương thức như vậy nhằm khôi phục lại kiến trúc, tạo sự khang trang cho các tuyến phố. Tuy nhiên, việc chỉnh trang không thực hiện ở tất cả các ngôi nhà, mà Ban Quản lý phố cổ Hà Nội chỉ lựa chọn những công trình tiêu biểu giữ được kiến trúc truyền thống nhưng đã bị xuống cấp.


“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội - Ảnh 3.

Nhà cổ phố Hàng Đường đan xen nhiều loại kiến trúc cũ, mới.

Bắt đầu triển khai từ năm 2016, đến nay công tác chỉnh trang đã thực hiện được gần 30 tuyến phố, riêng trong năm 2019 này, kế hoạch hoàn thành 12 tuyến. Bên cạnh đó nhiều khu vực đã hoàn thành chỉnh trang, cải tạo như các tuyến phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm gồm: Lê Thái Tổ, Hàng Khay, Đinh Tiên Hoàng; hay các tuyến trong khu bảo tồn cấp 1 gồm: Đào Duy Từ, Hàng Gai, Hàng Giầy, Hàng Giấy, Hàng Bè… Cùng với đó, một số khu vực được bổ sung trang trí chậu hoa, cây xanh ở ban công các công trình để tạo điểm nhấn. Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý phố cổ Hà Nội Đặng Đình Bằng cho biết, việc khôi phục kiến trúc cũ không khó khăn vì đã có những quy định liên quan, nhưng do đa phần các nhà đều đang kinh doanh nên việc triển khai theo đúng kế hoạch không đơn giản. Theo lộ trình, đến năm 2020 sẽ hoàn thành việc chỉnh trang toàn bộ 79 tuyến phố và đây cũng là bài toán đặt ra cho Ban Quản lý phố cổ Hà Nội. Thực tế, nhiều ngôi nhà trong diện cần chỉnh trang được chủ hộ cho thuê, họ không sinh sống ở đó nên đơn vị thi công khó tiếp cận được với chủ. Hơn nữa, bên cạnh những gia đình ủng hộ công tác chỉnh trang, còn một số người không hợp tác do ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của họ. Phải mất nhiều thời gian những vướng mắc này mới được khắc phục.


Ngôi nhà 2 tầng cổ kính trên phố Hàng Giấy được quét vôi mới và sơn lại ô cửa sổ màu xannh làm nổi bật kiến trúc xưa bên cạnh những ngôi nhà mói xây dựng.

"Hiện phố cổ Hà Nội đang từng bước thay đổi diện mạo góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản, dần khẳng định là điểm đến hấp dẫn của du khách khi đến Thủ đô. Nhưng để tạo sự bền vững, phố cổ Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm, bởi nơi đây mật độ dân số quá đông, hạ tầng xuống cấp, hoạt động thương mại và du lịch luôn sôi động. Bên cạnh đó, kiến trúc và không gian phố cổ đang chịu những sức ép lớn trong quá trình phát triển. Bởi vậy, cùng với việc chỉnh trang khôi phục kiến trúc cũ, quận Hoàn Kiếm cần quản lý tốt công tác quy hoạch, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ di sản", Phó Trưởng ban thường trực Ban Quản lý phố cổ Hà Nội cho hay.

"Áo mới" tạo thêm diện mạo cho di sản

Phố cổ Hà Nội từ lâu được biết đến với một không gian sống chật chội, những dãy phố chen chúc, mái che, mái vẩy lộn xộn, nhiều ngôi nhà xuống cấp, nhưng đang được khoác lên mình "tấm áo mới".

Ngôi nhà trên phố Chả Cá đã hoàn thành việc chỉnh trang.

Anh Dương Văn Cường, số nhà 81 Mã Mây bày tỏ sự ủng hộ đối với việc chỉnh trang, cải tạo lại các tuyến do Ban Quản lý phố cổ Hà Nội thực hiện, đồng thời với vai trò là cán bộ khu phố anh còn tích cực vận động các hộ dân cùng tham gia. "Dù phải gác lại việc kinh doanh của gia đình, song do việc chỉnh trang chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nên không ảnh hưởng nhiều. Mặt tiền nhà tôi được quét vôi lại, biển hiệu được làm mới, hệ thống cửa được sơn lại trông khang trang hơn", anh Cường vui vẻ cho biết.

Căn nhà của gia đình bà Cao Thị Mạnh Tân, số 76 Mã Mây vốn được xây dựng từ nhiều đời nay và là một trong số ít những nhà không kinh doanh dù mặt tiền khá rộng. Bà muốn giữ không gian bình yên cho gia đình. Căn nhà đã được đơn vị thi công trát lại những mảng tường đã bong tróc, quét lại vôi ve, sơn lại chấn song cửa, loại bỏ máng hứng nước dưới mái hiên. Cũng như nhiều người bà Tân rất đồng tình ủng hộ với dự án này.


“Khoác áo mới” cho phố cổ Hà Nội - Ảnh 7.

Ngôi nhà trên phố Mã Mây đã hoàn thành việc chỉnh trang.

Thực tế đã cho thấy, sau chỉnh trang, nhiều tuyến phố sạch đẹp, gọn gàng hơn. Dù chỉ giải quyết được một phần bộ mặt phố cổ, song sự hiện diện của những ngôi nhà mới tạo thêm diện mạo cho di sản. Bên cạnh kiến trúc truyền thống Việt Nam, nhiều kiến trúc khác của phố cổ Hà Nội như: Kiến trúc phong cách Trung Hoa, kiến trúc theo kiểu Địa Trung Hải châu Âu, kiến trúc theo phong cách Anpo châu Âu và theo phong cách Art-Deco châu Âu được khôi phục lại.


Thực hiện "Năm trật tự và văn minh đô thị" 2016, thành phố giao Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm lựa chọn một số tuyến phố thực hiện làm điểm để nhân rộng việc xây dựng tuyến phố kiểu mẫu.

Ông Nguyễn Vũ Linh, Phó phòng Quản lý đô thị (Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm)

Đi qua nhiều tuyến phố như: Hàng Đào, Hàng Đường, Hàng Dầu, Đào Duy Từ, Mã Mây, Nhà Thờ, Nhà Chung, Hàng Trống… sự đổi thay được nhìn thấy rõ rệt. Những ngôi nhà cổ được xây dựng từ trước năm 1954 vừa giữ được nét cổ kính, vừa không bị lọt thỏm với những kiến trúc mới. Các ngôi nhà được cải tạo sau này cũng được đổi màu sơn, để không quá đối lập với những ngôi nhà cũ, nhà cổ. Một số tuyến phố đã không còn những "ba lô, chuồng cọp" hay cơi nới ở ban công. Các con phố kinh doanh nhộn nhịp như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường… một thời "rợp trời" mái che, mái vẩy, giờ cũng gọn gàng hơn.

Hòa Thanh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh