THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:56

Khỏa thân - Trần truồng - "Cô lang y" ở đâu?

 

Keira Knightley và Scarlett Johansson trong bức ảnh nude đình đám chụp cho tạp chí Vanity Fair năm 2006 (Ảnh: Vanity Fair)

Bạn nhìn bức ảnh tuyệt đẹp này của Keira Knightley và Scarlett Johansson. Họ không một mảnh vải che thân, và bạn thốt lên rằng: “Một bức ảnh nude quá tuyệt!”. Sau đó, bạn nhìn vào bức ảnh cô lang y mặc yếm, và chắt lưỡi: “Sẹc-xy quá!”.

Bạn đã làm thế nào để nhận ra đâu là bức ảnh khỏa thân nghệ thuật, còn đâu là bức ảnh mang tính khêu gợi vậy? Đó thậm chí chỉ là một sợi chỉ mỏng manh, đôi khi được quyết định bởi cả những người xem chứ không phải chỉ người chụp. 

Trong cuốn sách The Nude xuất bản lần đầu năm 1956, nhà Mỹ-Sử học Kenneth Clark từng khẳng định: "Trần truồng là trạng thái không quần áo, ẩn ước một điều gì đó bối rối, run rẩy tận sâu trong tâm can. Còn khỏa thân, ngược lại, không hề đem lại một cảm giác khó chịu nào". 

 

Một bức ảnh trong bộ ảnh "Cô lang y"  xôn xao dư luận (Ảnh: Tommy Tèo) 

"Thay vì phô bày những cơ thể mong manh vô vọng trong việc tự bảo vệ, khỏa thân là hình thức diễn tả một cái đẹp nguyên sơ mỹ miều đầy tự tin. Khỏa thân trong nghệ thuật cũng có vai trò như các đấng anh hùng trong sử thi: đó là hình tượng về những gì tuyệt vời nhất của con người".

Thái Phiên, một trong những người hiếm hoi thành công với nghiệp chụp ảnh khỏa thân nghệ thuật cũng chia sẻ: “Ảnh nude là đỉnh cao của việc khoe nét đẹp tuyệt hảo của con người” và “tác phẩm đẹp không phải là một bức ảnh chụp một cô gái có thân hình tuyệt vời, làn da hoàn hảo, vẻ mặt thánh thiện, và biết tạo dáng một cách chuyên nghiệp, mà một tác phẩm nghệ thuật phải toát lên được cái ý mà tác giả muốn diễn đạt qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh, một tác phẩm phải thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn và văn hóa.”  

 

Thái Phiên -  nhiếp ảnh gia thành công trong lĩnh vực ảnh khỏa thân nghệ thuật đang hướng dẫn các người mẫu.

Tựu chung lại, khỏa thân là một hình thức truyền tải thông điệp rõ ràng trực tiếp thông qua cách tôn vinh vẻ đẹp trần trụi nguyên sơ của con người. Đó không phải là một vẻ đẹp nóng bỏng hoàn hảo, mà là một vẻ đẹp phảng phất đâu đó trong cuộc sống; một vẻ đẹp không chứa đựng cảm giác thèm muốn, nhưng đem tới khao khát được đắm mình trong hoàn cảnh đó để thể hội ý nghĩa.

Trở lại với câu chuyện đang xôn xao dư luận trong vài ngày qua: bộ ảnh “Cô lang y”. Bạn có cảm xúc gì khi nhìn vào bộ ảnh đầy “nghệ thuật” ấy? Bạn cảm thấy một vẻ đẹp chân thiện mỹ từ cô gái tươi roi rói nhìn vào khung tranh, bạn cảm thấy một sức sống phi thường trong cái nghề giành giật với cái chết thông qua đôi gò bồng đào, bạn cảm thấy một thông điệp hoàn hảo phát ra từ những đường cong sau lớp áo yếm? 

"Cô lang y" gợi cảm giác nghệ thuật hay nhục tính? (Ảnh: Tommy Tèo)

Hay đơn giản bạn chỉ thấy một cảm giác ướt át đầy nhục tính – bạn quay qua nhìn thằng bạn và ánh mắt cậu ta như muốn nói: “Lang băm thế này thì tớ nguyện làm bệnh nhân”? Câu trả lời ở đây thật rõ ràng: nghệ thuật khỏa thân là những gì đó tinh khiết, là “diễn tả và tôn vinh vẻ đẹp thuần khiết của Tạo hóa ban tặng”. 

Một bộ ảnh khỏa thân phải truyền tải một thông điệp nhất định; và cảm giác đầu tiên khi người ta nhìn vào những bức ảnh khỏa thân thứ thiệt, đó là cảm giác rung động từ tận sâu thẳm hướng về những điều chân thiện mỹ trong cõi vô ưu, chứ không phải là những khát khao bản năng của những sinh vật khác giới tính. Thật khó để nói rằng, bạn không đưa mắt tìm kiếm thứ báu vật ẩn hiện phía sau lớp yếm của cô lang y.

Đây có lẽ cũng không phải là một bộ ảnh tồi. Tuy nhiên cảm giác mà nó mang lại thì thật sự không giống như những thi vị nghệ thuật tinh khiết như lẽ ra nó phải truyền tải. (Ảnh: Tommy Tèo)

Thật buồn cười là trong khi Thái Phiên vẫn vật lộn với việc thuyết phục tất cả cộng đồng về chất nghệ của khỏa thân  thì người lấy anh ra làm “khiên chắn” lại thản nhiên cho rằng vì Thái Phiên đạt giải cao và có tiếng tăm nên mặc nhiên được mọi người công nhận. 

Sự thật, cái vẻ đẹp của ảnh Thái Phiên đã được đánh giá cao từ những ngày anh chưa được vinh danh, và thậm chí, ngay cả đến lúc này rồi vẫn còn những ý kiến bất đồng về hình thức nghệ thuật nhạy cảm này. 

Tác phẩm "Trái cấm" - Nhiếp ảnh gia Thái Phiên (Ảnh: Thái Phiên) 

Đây có lẽ cũng không phải là một bộ ảnh tồi. Tuy nhiên cảm giác mà nó mang lại thì thật sự không giống như những thi vị nghệ thuật tinh khiết như lẽ ra nó phải truyền tải.

Nhưng nói cho cùng ngày nay, thật dễ dàng để hô biến những tác phẩm gây tranh cãi đi theo ý mình. Bạn chỉ cần làm một bộ mặt trang nghiêm, nhìn xa xa vào góc chân trời và nói: “Người không hiểu cho là phản cảm, người hiểu về nghệ thuật thì cho là đẹp”. Đúng vậy, tất cả, rất-có-thể chỉ là vì bạn “không hiểu” mà thôi!

Ngày đi như bóng nắng - Bức ảnh nằm trong bộ ảnh Bước thời gian đã giúp nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên giành tước hiệu Nghệ sĩ nhiếp ảnh đặc biệt xuất sắc - tước hiệu cao nhất của Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam. (Ảnh: Thái Phiên)

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh