THỨ BẨY, NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2024 01:27

Khi quản lý theo đuôi đời sống

Tàu du lịch Thảo Vân 2 được phép chở 28 người mà chở tới 56 người .

Đó là việc cần làm và phải thực thi nghiêm minh. Nhưng qua vụ việc trên công luận vẫn không khỏi phân vân, bởi xử lý hành chính hay hình sự chỉ là việc “cực chẳng đã”, nó như trò “đuổi bóng” mà các cơ quan có thẩm quyền buộc phải làm khi có sự cố đã xảy ra. Nó cũng giống như kiểu “mất bò mới lo làm chuồng”, thậm chí có người cho rằng, cơ quan công quyền “ra roi”, "thí tốt" để trấn an dư luận!

Rất nhiều người biết và bàn về hệ thống pháp luật của nhà nước ta chưa hoàn chỉnh, nhiều văn bản luật chưa phù hợp với thực tại cũng như xu thế phát triển của thời đại. Nhưng trong các lĩnh vực đời sống hiện nay, nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật, thực thi pháp luật, cùng các tổ chức, đơn vị và công dân chấp hành đúng, nghiêm minh các văn bản pháp luật, pháp quy đã có, tin rằng  đời sống xã hội vẫn được vận hành một cách “xuôi chèo, mát mái” , sẽ không có, không bao giờ có cái thảm họa như tàu Thảo Vân 2.

Tiếc thay, chúng ta nói nhiều đến sống và làm việc theo pháp luật, nhiều người chê ỏng chê eo pháp luật đã thiếu lại yếu. Nhưng khi có luật, có các văn bản pháp quy, một số người có trách nhiệm trong các cơ quan công quyền lại không chịu đọc luật, không chịu thực thi theo pháp luật.

Tàu Thảo Vân 2 không phải là cái kim, cũng như  tòa nhà số 11, phố Lê Trực, Hà Nội, các nhà siêu mỏng, siêu méo trên các đường phố Thủ đô không phải quá xa xôi, hẻo lánh, đến nổi các nhà chức trách không khâm nổi, hay chuyện kiểm tra việc trộn đất vào xi măng khi xây trụ điện cao thế ở Nam Định chẳng có gì quá khó, nhưng người có trách nhiệm không “ra tay”, “nhắm mắt làm ngơ”, thậm chí là bị “nén bạc đâm toạc tờ giấy”, nên “há miệng mắc quai”, vi phạm cứ thế trỗi dậy “tầng tầng, lớp lớp như quân Nguyên”, bất chấp luật lệ, bất chấp cả luân thường đạo lý.

Khi có hậu quả xảy ra, nhất là “những sự kiện” gây bão trong dư luận xã hội, lúc đó những người có trách nhiệm mới vội vàng nhảy vào cuộc. Việc mà họ làm đầu tiên để trấn an công luận, là thành lập đoàn kiểm tra, xử lý những người có liên quan đến sai phạm. Có nhiều cá nhân bị kỷ luật oan trong các cuộc xử lý “nóng” trên, nhưng vừa “thấp cổ bé họng”, lại vừa ở trong cái thế thiên không thuận, địa không lợi, mà nhân cũng chẳng hòa, nên đành “ngậm bồ hòn...”.

Quản lý xã hội phải đi trước một bước. Trong khi nhiều cơ quan công quyền ở ta hiện nay lại quản lý hơi ngược, chạy theo, đuổi theo cuộc sống. Đợi đến lúc “cháy nhà” mới nhận ra được “mặt chuột”, đợi đến khi “mất bò” mới chịu “làm chuồng”. Phải chi Thành ủy, Ủy ban nhân dân, các Sở Giao thông vận tải, Du lịch, Công an,... ở Đà Nẵng thực thi pháp luật nghiêm minh, thi hành đúng chức năng và nhiệm vụ, trên sông Hàn thơ mộng, ở một thành phố đáng sống, đáng đến để tham quan, thưởng ngoạn như Đà Nẵng, những sự cố như thảm họa tàu Thảo Vân 2 sẽ không bao giờ có.

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh