Khi nào thì không nên cho trẻ sơ sinh ngủ chung với bố mẹ
- Dược liệu
- 18:00 - 03/09/2017
Việc cho trẻ ngủ chung giường với mẹ sẽ tiện cho trẻ bú vì khi chung giường các mẹ sẽ dễ cho con bú thường xuyên hơn. Cho con bú dễ dàng hơn cũng vì mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy việc trẻ đói sữa. Thậm chí trẻ cũng có thể tự bú trong lúc lơ mơ ngủ và sau khi bú chúng sẽ lại dễ dàng chìm vào giấc ngủ tiếp. Hơn nữa là mẹ ngủ chung với con cũng có thể cho con bú lâu hơn. Khi mẹ cho con bú và ngủ chung với con sẽ không gây bất cứ nguy cơ tử vong đột ngột nào cả. Điều này chỉ đúng nếu cả bố mẹ đều tuân thủ đúng nguyên tắc ngủ chung với con như không được uống rượu, hút thuốc hay sử dụng các loại thuốc gây buồn ngủ.
Trẻ ngủ với bố mẹ là sợi dây gắn kết tình cảm gia đình ngay từ nhỏ.
Thậm chí, đã có chứng minh chỉ ra việc giảm nguy cơ tử vong đột ngột (SIDS) ở trẻ khi trẻ được ngủ với bố mẹ trong 6 tháng đầu. Ngủ chung với trẻ sẽ giúp các mẹ có thể trông nom trẻ dễ dàng. Nhiều ông bố bà mẹ còn coi ngủ chung như một cách tạo ra một mối liên kết tuyệt vời đối với con trẻ.
Khi nằm cạnh trẻ, mẹ sẽ dễ dàng kiểm tra bất cứ lúc nào những dấu hiệu bất thường của trẻ, nhanh và kịp thời hơn nhiều so với để trẻ ngủ trong cũi. Nhiều trẻ còn gào khóc không ngủ khi không được ở gần bố mẹ hay phải ngủ trong cũi. Vì thế, ngủ chung là cách tuyệt vời để giúp trẻ ngủ nhanh và sâu giấc.
Tuy nhiên, việc cho trẻ ngủ chung giường cũng phải hết chú ý bởi hội chứng SIDS khi ngủ chung với trẻ khá hiếm gặp nhưng nguy cơ mặc bệnh sẽ tăng cao nếu bố hoặc mẹ uống rượu bia hoặc sử dụng nước uống có cồn trước khi ngủ; Hút thuốc dù là ở trong phòng hay trên giường; Sử dụng các loại thuốc có tính chất gây ngủ
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong một số trường hợp sau cha mẹ không nên cho con ngủ chung: Trẻ sinh non (sinh sớm hơn 37 tuần); Trẻ bị nhẹ cân (dưới 2,5kg).