Trong khuôn khổ Đại hội Quốc tế Võ cổ truyền cúp Thăng Long lần thứ nhất. Chiều 10/8, nhiều màn trình diễn nội khí công đã diễn ra. Người biểu diễn tiết mục Lưu đinh nội nhục là võ sư Nguyễn Văn Tuấn, đến từ môn phái Lâm Sơn Động (Miếu Môn, Hà Nội). Võ sư Tuấn rèn luyện võ thuật tại môn phái từ năm 1990.
Hai chiếc đinh bằng sắt dài khoảng 20 cm được đóng vào vai người biểu diễn.
Mất khoảng 15 phút để võ sư vận nội công, đóng đinh vào vai để không chảy máu. Theo tiết lộ của võ sư Tuấn, người luyện nội khí công tốt sẽ biểu diễn được tiết mục này. "Tôi đã hạ thấp thân nhiệt, nhịp mạch hơn người bình thường. Khi mạch hạ, máu đưa ra các mao mạch hạn chế, chính vì thế khi đóng đinh vào người không bị chảy máu", vị võ sư nói.
Chiếc xe 16 chỗ, nặng 2 tấn sẽ được kéo trên quãng đường dài 20 m.
Tiết mục này được võ sư Tuấn biểu diễn từ năm 2002, cùng một đoàn võ sư phái Thiếu lâm tự của Trung Quốc tại Hồ Tây (Hà Nội).
Sau khi thực hiện xong tiết mục, võ sư đến từ môn phái Lâm sơn động ngồi nghỉ 5 phút. Sau đó anh được những người
hỗ trợ rút hai chiếc đinh ra ngoài
Phần lưng của võ sư Tuấn không chảy máu.
Màn trình diễn của võ sinh Nguyễn Thị Thu Huệ (15 tuổi) đến từ môn phái Duy Thắng, tỉnh Thái Nguyên. Tiết mục mang tên
Bát thương thích huyệt. Huệ dùng bụng kéo xe
ô tô 7 chỗ.
Đoàn võ thuật môn phái Hồng gia quyền, Liên Bang Nga trình diễn tiết mục Nằm trên thiết bản để xe ô tô 16 chỗ cán qua... là những tiết mục nghẹt thở.
Đưa tay đập trên đinh nhọn
Nằm cho ô tô chạy qua... Các màn võ thuật cổ truyền nghẹt thở, thu hút đông đảo khán giả đến xem
Từ công có nghĩa là thành quả hoặc kết quả hoặc là một loại vật chất có năng lượng cao. Hai từ này hợp lại dùng để mô tả các hệ thống và phương pháp "tu dưỡng năng lượng" và sử dụng nguồn năng lượng bên trong các cơ thể sống.
"Khí công" là công phu của việc dùng khí, chữ "công" là thực hiện việc đó trải qua một thời gian có thể có nổ lực và khó khăn mới đạt được. Chữ "khí" thì như khí trong 'không khí' vậy nên gọi là "khí" của dòng khí chuyển động trong cơ thể.
- Khí công võ thuật: sử dụng phép vận khí, tụ khí (khí được xem là một loại năng lượng trong cơ thể) để tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh, nâng cao khả năng võ thuật. Thường các phép dẫn khí là do người thầy truyền dạy cho đệ tử và hướng dẫn cụ thể để vận khí. Khả năng chống đỡ các đòn đánh có thể đạt đến như đập một khúc gỗ lớn lực mạnh vào người, đâm thương yết hầu (đầu thương không quá nhọn). Phần lớn kỹ thuật vận khí trong võ thuật không được tiết lộ ra bên ngoài.
|