THỨ BA, NGÀY 17 THÁNG 09 NĂM 2024 03:22

“Khát” lao động cuối năm

  Nhưng, bên cạnh niềm vui khi doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động có việc làm, thì các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với thực trạng khan hiếm nguồn nhân lực. Hàng triệu người, trong đó chiếm tỷ lệ khá lớn là người lao động vốn đang làm việc trong các doanh nghiệp đã về quê để tránh dịch, số trở lại tính đến thời điểm này khá ít ỏi khiến cho nhiều dây chuyền sản xuất trong các doanh nghiệp lớn bị thiếu đi các mắt xích quan trọng, trong khi đó lực lượng lao động phổ thông cũng thiếu hụt khiến cho hệ thống sản xuất của nhiều doanh nghiệp chưa thể vận hành một cách trơn tru.

  Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, đại dịch Covid-19 đã tác động đến 9,1 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I/2021, tăng dần lên 12,2 triệu người trong quý II/2021 và trong quý III/2021 cả nước có hơn 28,2 triệu người chịu ảnh hưởng. Trong tổng số hơn 28,2 triệu người bị tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19, có 4,7 triệu người bị mất việc, chiếm 16,5%; 14,7 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh, chiếm 51,1%; 12 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, chiếm 42,7% và 18,9 triệu lao động bị giảm thu nhập, chiếm 67,2%.

“Khát” lao động cuối năm (Ảnh minh họa)

“Khát” lao động cuối năm (Ảnh minh họa)

  Mặc dù TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam đã có không ít chính sách mời gọi người lao động trở lại làm việc, tổ chức tiêm vaccine để tạo điều kiện cho những lao động từ các vùng quê trở lại nhận việc, nhưng theo dự báo của nhiều chủ doanh nghiệp thì từ nay đến Tết Nguyên đán khó có thể kỳ vọng vào việc lượng lao động tăng lên nhanh chóng. Bởi khi "bóng ma" dịch bệnh vẫn còn lẩn khuất, tiếp tục đe dọa cuộc sống mỗi người, mỗi nhà, thì khả năng người lao động tiếp tục "trú ẩn" ở quê cho đến khi "trời yên biển lặng" mới quay trở lại là khá lớn. Mà chưa biết đến khi nào mới thực sự "trời yên biển lặng"...

  Chính phủ đang thực hiện các giải pháp để thu hút người lao động trở lại làm việc: Thứ nhất, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động đang làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; tuyên truyền cho người lao động những lợi ích khi gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, chia sẻ cùng doanh nghiệp trong lúc khó khăn; khuyến khích doanh nghiệp có chế độ hỗ trợ nhằm giữ chân người lao động; hướng dẫn người lao động hoàn thiện các giấy tờ để nhận các gói hỗ trợ; tiếp tục các chính sách hỗ trợ về nhà ở, phòng trọ, thực phẩm cho người lao động yên tâm làm việc; đẩy mạnh tiêm vaccine phòng Covid-19.

  Thứ hai, hỗ trợ đưa người lao động trở lại làm việc, tổ chức tuyên truyền để người lao động nắm được thông tin quay trở lại cơ sở lao động; khuyến khích doanh nghiệp quan tâm, động viên người lao động ngoại tỉnh đã trở về quê sẵn sàng quay lại công việc...

  Thứ ba, có kế hoạch kết nối lao động trên địa bàn, giải quyết khó khăn về thiếu hụt lao động ở các vùng, khu vực sản xuất trọng điểm; thực hiện các phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hình thức tìm kiếm việc làm, tổ chức kết nối lao động liên vùng trên toàn quốc; đào tạo kỹ năng nghề kịp thời cho người lao động để bổ sung cho cơ sở lao động...

  Hy vọng, các chính sách khuyến khích người lao động nói trên sẽ phát huy hiệu quả để đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp trong mùa sản xuất cuối năm, đồng thời tạo tiền đề để bước sang năm mới với nhiều thuận lợi.

KHÁNH NGUYỄN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh