CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:14

Khám phá thú vị về trang phục của phụ nữ triều Thanh

Triều Thanh (1636-1912) là một đại vương triều do người Mãn xây dựng, đồng thời cũng là vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc.

 

Dưới triều nhà Thanh trang phục được quy định phân cấp rõ ràng. Năm thứ 9 Thuân Trị tức năm 1652, triều Thanh tuyên bố thực thi "Phục sắc kiên dư điều lệ", chính thức bãi bỏ các lễ phục và mũ mão của triều Minh. Trong ảnh là gia tộc Lý Hồng Chương.
Trang phục của phụ nữ triều Thanh của mỗi dân tộc như Hán, Choang và Mãn cũng hoàn toàn khác nhau. Phụ nữ người Hán dưới thời Khang Hi, Ung Chính vẫn giữ kiểu dáng quần áo của triều Minh. Thân trên là áo có ống tay nhỏ, dưới là váy dài
Đến đời Càn Long quần áo của phụ nữ có xu hướng rộng ra và ngắn đi. Ống tay áo càng ngày càng rộng, thêm áo choàng không tay với đủ loại hoa văn. Trong ảnh là Triệu Tiểu Liên phu nhân của Lý Hồng Chương.
Đến cuối triều Thanh các phụ nữ ở thành thị đã bỏ váy mặc quần, thân áo trên có hoa văn và các đường trang trí, phần lớn đều là áo hoa. Trong ảnh là bà Hà Diệu Linh - phu nhân của Ngũ Đình Phương. Bà là con gái thứ của mục sư người Hoa Hà Phúc Đường của Cơ Đốc giáo, là chị gái của lãnh tụ nổi tiếng người Hoa Hà Khải ở Hồng Kông.
Phụ nữ dân tộc Mãn mặc trang phục, để kiểu tóc, đi kiểu giày của người Bát Kỳ.
Trang phục của phụ nữ triều Thanh được chia ra thành công phục, lễ phục, thường phục.
Công phục dành cho mệnh phụ thất phẩm đến hoàng hậu.
Lễ phục chính là trang phục mặc trong lễ hội, cưới xin ma chay, chúc thọ...
Trong cung đình cũng theo phẩm cấp của các mệnh phụ để quy định lễ phục.
Thường phục là trang phục mặc hàng ngày và có nhiều chủng loại đa dạng nhất.
Đặc trưng trang phục của người Bát Kỳ với ống tay áo vô cùng rộng.
So với trang phục của người Bát Kỳ bộ trang phục này có ống tay áo nhỏ hơn rất nhiều. Thời nay phụ nữ đã thay thế váy bằng quần.

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh