THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 07:49

Khám phá Tết cổ truyền tại Bảo tàng Dân tộc học

 

 

Chương trình có sự tham gia của nhiều học sinh đến từ một số trường tiểu học và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các em sẽ được trải nghiệm không khí Tết Việt, thông qua một số hoạt động đậm tính truyền thống như: gói bánh chưng, viết thư pháp, in tranh Đông Hồ, đánh đu, nặn tò he, tô vẽ tranh 12 con giáp và chơi các trò chơi dân gian. Đặc biệt, một số nghệ nhân đến từ Hải Phòng, Bắc Ninh và Hà Nội sẽ tham gia chương trình trong vai trò người hướng dẫn.

Những hoạt động trong chương trình “Khám phá Tết Việt” sẽ tiếp tục được tổ chức vào ngày 13- 14/2/2016 (mồng 6 và 7 Tết Âm lịch) trong chương trình “Vui xuân Bính Thân”.

Cùng với các hoạt động giới thiệu về Tết cổ truyền, năm nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam còn giới thiệu đến khách tham quan những nét văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên, với các hoạt động trình diễn nghệ thuật đặc sắc như: Chiêng tha (dân tộc Brâu), Đàn bôông bôông, đinh pú goong tinh (dân tộc Brâu) Cồng chiêng và Xoang (dân tộc Bana), Klông Pút, Tơ rưng (dân tộc Xơ đăng).

Đặc biệt, hương vị ẩm thực Tây Nguyên sẽ xuất hiện nhân dịp này, qua những món ăn truyền thống do một số dân tộc ở Kon Tum chế biến như: gỏi lá Kon Tum, bò một nắng, muối trứng kiến, cơm lam, rượu cần…

Bên cạnh các hoạt động giới thiệu về Tây Nguyên còn có trình diễn: múa tứ linh, chơi pháo đất, múa sạp, chơi trò chơi dân gian của một số dân tộc và ẩm thực Thái (Yên Bái). Riêng hoạt động múa rối nước, viết thư pháp, đánh đu, ẩm thực Thái sẽ diễn ra từ mồng  4 đến 7 Tết 

Quý Đức/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
7 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh