THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 11:19

Khắc phục hậu quả sau chiến tranh, nỗ lực vì hòa bình và phát triển bền vững

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701 và Bà Asako Okai, Trợ lý Tổng thư ký LHQ, Trợ lý Tổng giám đốc UNDP, Giám đốc Vụ Hỗ trợ giải quyết khủng hoảng chủ trì Hội thảo.

Tham dự và phát biểu tại Hội thảo có ông Đặng Đình Quý, Đại sứ Việt Nam tại LHQ và bà Caitlin Wiesen, Quyền Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam. Ngoài ra, đại diện các cơ quan ban ngành liên quan của Việt Nam, phái đoàn và các tùy viên quân sự các nước ASEAN; đại diện các tổ chức LHQ và các tổ chức quốc tế, các phái đoàn thường trực tại LHQ và các tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế cũng tham dự Hội thảo này.

 

 

Tại Hội thảo, các bài tham luận của Việt Nam tập trung vào việc tái thiết và xây dựng hòa bình, các nỗ lực của Việt Nam trong khắc phục hậu quả bom mìn và dioxin, cũng như sự tham gia của Việt Nam vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Các bài phát biểu nhấn mạnh rằng hậu quả của chiến tranh vẫn còn rất nặng nề. Công việc khắc phục hậu quả chiến tranh bao gồm xử lý bom mìn, chất độc hóa học/dioxin, quy tập hài cốt liệt sỹ, hỗ trợ nạn nhân chiến tranh là lĩnh vực luôn được được Chính phủ và nhân dân Việt Nam hết sức quan tâm. Bảo vệ cuộc sống và sự an toàn của người dân, làm sạch môi trường để phát triển kinh tế, xã hội bền vững là những ưu tiên hàng đầu.

Một nghiên cứu gần đây của UNDP với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động bom mìn và Mục tiêu phát triển bền vững” đã cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa hành động bom mìn và một loạt các mục tiêu phát triển bền vững. Cùng với sự hỗ trợ của quốc tế, Việt Nam đã đạt được một số kết quả quan trọng trong khắc phục hậu quả chiến tranh, một điều kiện tiên quyết để hướng tới việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và chương trình Nghị sự 2030. Việt Nam cũng đã bắt đầu tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Tất cả những nỗ lực này góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo của các cộng đồng bị ảnh hưởng tại địa phương, đồng thời tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và LHQ.

 

 

Bên cạnh đó, các tham luận cũng nêu lên các khó khăn và thách thức trong của Việt Nam, đặc biệt là nguồn lực trong nước còn có hạn. Cần có nhiều nguồn lực hơn nữa nhằm đảm bảo việc giải quyết triệt để hậu quả chiến tranh. Việt Nam cũng sẵn sàng chia sẻ các kinh nghiệm thành công của mình với các nước khác.

Các đại biểu tham gia hội thảo đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh và tham gia các các hoạt động vào gìn giữ hoà bình LHQ thời gian qua; ghi nhận sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế trong việc khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, cũng như sự hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực hành động bom mìn nhằm hướng tới phát triển bền vững giữa chính phủ Việt Nam và UNDP.

Ghi nhận những khó khăn và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong việc khắc phục hậu quả chiến tranh, các đại biểu bày tỏ sự sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong thời gian tới để tiếp tục giải quyết các nỗi đau do chiến tranh để lại, mang lại cuộc hòa bình và cuộc sống ấm no cho các cộng đồng bị ảnh hưởng tại địa phương và cùng góp phần vào hoà bình, và phát triển thịnh vượng bền vững trên toàn thế giới.

Quyền Đại diện Thường trú UNDP tại Việt Nam có bài phát biểu về sự hợp tác của UNDP với Chính phủ Việt Nam trong giải quyết hậu quả bom mìn sau chiến tranh và mối liên hệ giữa hành động bom mìn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Hàn quốc (KOICA), dự án “Hàn quốc Việt Nam khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” có cách tiếp cận toàn diện trong hành động bom mìn bao gồm các hoạt động khảo sát, rà phá, giáo dục nguy cơ bom mìn, hỗ trợ nạn nhân và quản lý thông tin cũng như xây dựng chính sách.

 

 

Trong năm đầu tiên thực hiện, Dự án này đã khảo sát được 4,600 ha ở 2 tỉnh Quảng Bình, Bình Định và một số lượng lớn đất đai trong đó đã được xác định ô nhiễm chuẩn bị cho rà phá. Dự án sẽ tiếp tục loại bỏ ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh để đảm bảo an toàn cho người dân và cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, như phòng khám y tế và trường học, cũng như đất đai để canh tác và phát triển sinh kế.

Bên lề hội thảo, Ban Chỉ đạo 701 và UNDP trưng bày các hình ảnh về các thành tựu trong khắc phục hậu quả sau chiến tranh và Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc.

NGUYỄN SÍU

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh