Kết nối giao thương quốc tế trong ngành hàng cà phê tại Đắk Lắk
- Huyệt vị
- 17:12 - 11/03/2023
- WTC Tower hứa hẹn sẽ là biểu tượng giao thương kinh tế sầm uất bậc nhất khu vực
- Đẩy mạnh giao thương nông sản, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới
- Khám phá “tọa độ giao thương” khuấy động phía Đông Hà Nội trong tương lai
- Kết nối giao thương sản phẩm thời trang Việt Nam với thị trường Nam Mỹ
- 60 doanh nghiệp tham gia Hội nghị giao thương trực tuyến xúc tiến thương mại và hợp tác doanh nghiệp Việt Nam – Mexico 2022
Tham dự hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, địa phương, đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố, các vị đại sứ, tổng lãnh sự các nước, tổ chức, hiệp hội quốc tế đại diện, có trên 450 đại biểu đại diện các nhà nhập khẩu, nhà phân phối, sàn thương mại điện tử, doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, chế biến, cung ứng cà phê trong, ngoài nước cùng các tổ chức kinh tế.
Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023 là sự kiện nhằm xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, đẩy mạnh xuất khẩu, từ đó góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh năm 2023 và thời gian tới, là dịp để Đắk Lắk quảng bá, kết nối, xúc tiến tiêu thụ cà phê đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đạt chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và OCOP của tỉnh nói riêng và các địa phương nói chung.
Sự kiện này dịp để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các địa phương, thương lái có cơ hội tiếp xúc, tăng cường hiểu biết, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy giao lưu và mở rộng hợp tác trong tiêu thụ cà phê của tỉnh. Từ đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và nhận diện cà phê Buôn Ma Thuột đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát triển sản xuất cà phê bền vững, nâng cao giá trị, thu nhập và đời sống của người nông dân trồng cà phê, các nhà nhập khẩu nước ngoài cùng các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước sẽ có dịp gặp, trao đổi hợp tác với nhau, các chuyên gia, nhà xuất khẩu, nhập khẩu sẽ trình bày nhiều tham luận về tiềm năng xuất khẩu của cà phê Việt Nam nói chung - Đắk Lắk nói riêng.
Tại sự kiện còn có hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, quảng bá về tiềm năng thế mạnh, cơ hội đầu tư vào sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk, những địa phương khác.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 Nguyễn Tuấn Hà phát biểu: Tỉnh Đắk Lắk có điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị cao. Cà phê cây trồng chủ lực của tỉnh, diện tích khoảng 210.000 ha, sản lượng bình quân hơn 550.000 tấn/năm, chiếm hơn 21% về lượng và 20% về kim ngạch trong tỷ trọng xuất khẩu cà phê cả nước, đã xuất khẩu đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột được bảo hộ tại 32 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Tỉnh sở hữu tiềm năng lớn về diện tích, sản lượng, chất lượng cùng nguồn lực trong việc xuất khẩu cà phê và các sản phẩm chế biến từ cà phê.
Hội nghị kết nối giao thương quốc tế năm 2023 là hoạt động thiết thực nhằm góp phần đẩy mạnh tiêu thụ và nhận diện thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; phát triển sản xuất cà phê bền vững, nâng cao giá trị, thu nhập và đời sống cho nông dân trồng cà phê, cầu nối thiết thực để các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu sản phẩm cà phê gặp gỡ các đối tác, nhà nhập khẩu, chuỗi cung ứng cà phê lớn trên toàn cầu.
Từ đó, thúc đẩy giao thương, mở rộng hợp tác, đẩy mạnh tiêu thụ cà phê của tỉnh Đắk Lắk nói riêng, Việt Nam nói chung, góp phần hiện thực hoá mục tiêu “Buôn Ma Thuột - điểm đến của cà phê thế giới”.
Tại đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, chuyên gia đã có những tham luận về thực trạng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cà phê; định hướng hình thành Sở giao dịch cà phê, nông sản tại thành phố Buôn Ma Thuột; nhu cầu kết nối giao thương trong ngành hàng cà phê, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cà phê trong và ngoài nước đã ký kết 10 biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, kết nối giao thương.
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết tiềm năng và nguồn lực trong xuất khẩu cà phê, các sản phẩm chế biến từ cà phê của tỉnh Đắk Lắk còn rất lớn. Các ngành chức năng, doanh nghiệp địa phương cần đưa ra những giải pháp thích hợp như: tăng cường hỗ trợ cho nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp cần tự nâng cấp chính mình, chấp nhận những luật chơi mới, khó hơn để tiến sâu hơn, vươn lên những công đoạn có giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng, chuỗi phân phối toàn cầu.
Với lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng có thể tạo ra số lượng lớn cà phê hàng năm, Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến của các doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực cà phê với mong muốn nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm cà phê.