THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:39

Im lặng trước cái xấu cũng là đồng lõa với thói xấu

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị đánh bầm dập ngón tay.

Thời gian gần đây, dư luận lại sục sôi với vấn nạn trả thù, đe dọa khủng bố tinh thần. Đặc biệt trong làng báo, vừa có hai nhà báo là nạn nhân của thói côn đồ hành hung và đe dọa đê hèn ấy.

Vụ nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bị đánh bầm dập ngón tay, xảy ra tháng trước, nghe nói công an đã xác định được chân dung 3 kẻ phạm tội, nhưng cho tới nay vẫn chưa có thông báo đã tóm được chúng hay chưa. Còn vụ thứ hai, vừa rộ lên giữa tháng tư này, nạn nhân là nhà báo Nguyễn Thị Thu Trang, cơ quan bảo vệ pháp luật đã nhanh chóng tìm ra thủ phạm.

Điều làm nhiều người không sao hiểu nổi, bứt rứt tâm trí, thủ phạm khủng bố nhà báo Thu Trang lại là một sĩ quan trung cấp, đang công tác trong một trường học của quân đội. Ai cũng nghĩ, chiêu trên chỉ có lũ trẻ ranh, hay dân giang hồ, đầu đường xó chợ, ít học mới sử dụng để đe dọa, khủng bố tinh thần “địch thủ”. Chẳng ngờ một sĩ quan trung cấp cũng vướng vào, để “chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được rồi mặt vàng như nghệ”. Hành vi phạm tội đã hoàn thành, các phương tiện thông tin sôi lên sùng sục, sự hối lỗi của viên sĩ quan kia vớt vát lại được bao nhiêu nước cặn?. Suy cho cùng, sự hối lỗi ấy cũng trở nên vô nghĩa.

Lướt qua sự kiện nhỏ trên, càng thấy văn hóa chúng ta đang có những lổ hổng, những khoảng trống khá kinh hoàng. Một người có bằng nọ, bằng kia, có chức sắc, vị trí trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức xã hội, hay nghề nghiệp chưa chắc đã là người có văn hóa. Khi văn hóa bị hạn chế,  việc họ hành xử đối với đồng nghiệp, với những người có liên quan như những kẻ bụi đời, như dân giang hồ cộm cán không còn là chuyện  lạ. Cái lạ, cái trêu ngươi, chính những kẻ văn hóa “lùn” đang nhởn nhơ tồn tại ở những chốn trang nghiêm, uy quyền, ở những cơ sở gọi là giáo dục.

Nhân đây cũng xin mở ngoặc một chút. Ngay sau khi nhà báo Thu Trang tố cáo, để nghị cơ quan công an can thiệp, nhiều người ngay lập tức nghi ngờ cho các chủ lò gạch ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là tác giả của tin nhắn khủng bố. Nhà báo Thu Trang tác giả của những bài về xây lò gạch trái luật ở Sóc Sơn. Nhắc đến lò gạch những người yêu văn chương Việt đều nhớ đến Chí Phèo, Thị Nở, hai nhân vật sống “dưới đáy” xã hội, hai “đứa con” bất tử của nhà văn Nam Cao. Nhưng những ông (bà) chủ hậu sinh của cái nơi khi hay tin ông Chí Phèo chết, bà Thị Nở vuốt bụng hướng về ấy, không phải là thủ phạm của những tin nhắn đe dọa nhà báo Thu Trang.

Bây giờ đang thịnh hành cái thứ văn hóa ào ào, nói lấy được bất chấp quy luật, đạo đức, pháp lý. Nhưng tiếc rằng, nhiều nhà văn hóa của chúng ta biết đó là sai, biết đó là thứ phản văn hóa, nhưng không dám đối mặt với vấn nạn ấy. Tại sao?. Hay họ cũng sợ bọn côn đồ đánh dập ngón tay; sợ có kẻ như viên sĩ quan nọ nhắn tin khủng bố?

HOÀNG LÊ/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
3 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh